Nike từ bỏ Amazon, báo hiệu xu hướng trên online các nhãn hàng lớn muốn bán hàng trực tiếp hơn là qua nhà phân phối

Viết bài Tiffany 10:46 - 19/11/2019

Hai “gã khổng lồ” ngành trang phục thể thao và thương mại điện tử đã có cuộc chia tay sau hơn 2 năm cùng năm phát triển. Lý do chính là Amazon đã không thể đáp ứng được nhu cầu và làm hài lòng nhãn hàng Nike.


2 năm trước, Nike đã mở một gian hàng trên Amazon. Nhưng sau đó ông lớn trong ngành thời trang thể thao đã phải ngậm ngùi rút lại quyết định của mình.

Nike on Amazon

Trang bán hàng của Nike trên trang web của Amazon

Nike thực hiện chiến lược này với mong muốn giảm thiểu việc hàng giả, hàng nhái được bán lan tràn trên Amazon. Rất nhiều các nhãn hàng, bao gồm cả Nike cũng đều quan tâm tới việc các bên thứ ba hay các trang thương mại điện tử cung cấp các sản phẩm giả tới khách hàng. Về phía Amazon, trang thương mại này đã tạo một danh sách các gian hàng chính hãng và Nike là một trong những nhãn đầu tiên đăng ký. Năm 2017, Nike đã thử nghiệm một chiến dịch bán giày và trang phục thể thao trực tiếp trên Amazon. Điều này giúp Nike kiểm soát được tốt hơn các sản phẩm của họ trên trang Amazon và dễ dàng xác định danh sách các bên bán hàng giả.

Tuy nhiên, sau một thời gian cố gắng kiểm soát sản phẩm của mình trên Amazon, Nike đã nhận ra rằng: “Các bên bán hàng giả trên các sàn thương mại như Amazon sau khi bị xóa bỏ thì sẽ lại dễ dàng xuất hiện lại với những cái tên khác. Thêm vào đó, các sản phẩm chính hãng của Nike lại nhận được ít đánh giá hơn nên các sản phẩm này thường không có vị trí tốt ở trên trang.” – tờ Bloomberg.

Cũng theo tờ Bloomberg, đây là lý do chính khiến Nike phải xem xét lại toàn bộ chiến lược marketing và bán lẻ của mình. Trong năm ngoái, Nike đã thu về hơn 36 tỉ đô thông qua các đại lý bán lẻ rộng khắp toàn thế giới. Tuy nhiên giờ đây, doanh nghiệp muốn tập trung hơn vào mối quan hệ “trực tiếp và cá nhân hóa” với khách hàng giống như các startup D2C (direct to customer) đã thực hiện và thành công trong thập kỷ qua. Điều này có nghĩa là Nike sẽ phải tự phân phối và bán các sản phẩm của mình qua các trang thương mại điện tử hay các cửa hàng của chính mình.

Vài năm qua, Nike đã đầu tư hơn vào việc mở các cửa hàng với những hình thức mới và sáng tạo hơn, điển hình như cửa hàng flagship rộng tới 68,000 m2 tại New York.

nike amazon

Nike amazon

Cửa hàng flagship của Nike tại New York đem lại trải nghiệm trực tiếp tuyệt vời cho khách hàng

Tuy Amazon có độ phủ rất lớn tới các nhà bán lẻ online trên toàn cầu,  nhưng rất nhiều doanh nghiệp lại không hài lòng với cách Amazon đang vận hành. Ví dụ tiêu biểu nhất ở đây là việc hàng giả được mở bán tràn lan và công khai trên Amazon. Mới gần đây Hiệp hội May mặc và da giày Hoa Kỳ (AAFA) đã đề xuất với chính phủ đưa hàng loạt các trang web của Amazon tại các quốc gia khác nhau vào danh sách Notorious Markets, nơi công bố những trang web cung cấp và buôn bán hàng giả. Ngoài ra, Amazon còn vướng phải nghi vấn khi họ bán các sản phẩm tương tự với các bên thứ ba cung cấp hàng tuy nhiên với giá thấp hơn rất nhiều.

Có vẻ như Nike đã từng có suy nghĩ rằng khi họ không thể vượt mặt được Amazon thì họ buộc phải tham gia vào cuộc chơi. Tuy nhiên, bây giờ mọi chuyện đã thay đổi. Và câu hỏi đặt ra giờ đây là liệu các nhãn hàng khác có tiếp tục theo đuổi cuộc chơi này. Như tờ Bloomberg đã chỉ ra, tuy các nhãn hàng nhỏ khác phải chật vật khi đứng ngoài cuộc chơi với Amazon nhưng Nike cũng là “một ông lớn” và hoàn toàn có sức ảnh hưởng mạnh trên thị trường.

cửa hàng nike

Cũng trong tháng này, các báo cáo đã đưa ra số liệu rằng Amazon đã có thêm một đối thủ cạnh tranh. Nền tảng thương mại Shopify đang lớn mạnh rất nhanh trên toàn cầu. Trang web này còn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở một cửa hàng online riêng và có tương tác trực tiếp với khách hàng của chính mình. Và việc Nike rời Amazon cũng sẽ khiến các nhãn hàng khác có động thái tương tự.

Bài viết liên quan