Bất lực trước sự nguy hiểm của dịch bệnh nhưng các doanh nghiệp Hospitality vẫn có thể vượt qua nếu có những hành động khéo léo
- Livestream – chìa khoá giúp nhãn hàng thúc đẩy doanh số
- 3 cách xây dựng nội dung Affiliate Marketing thân thiện với người dùng điện thoại (P2)
- Vòng quanh thế giới để điểm danh 3 xu hướng marketing “cực hot” mùa lễ hội
- 3 cách xây dựng nội dung Affiliate Marketing thân thiện với người dùng điện thoại (P1)
Doanh nghiệp kinh doanh du lịch, khách sạn đang quay cuồng khi Covid-19 chính thức trở thành đại dịch, gây ảnh hưởng tới 193 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo một số ước tính, đại dịch toàn cầu này có thể gây ra thiệt hại lên tới hàng chục tỷ đô la cho các hãng hàng không, khách sạn và các doanh nghiệp liên quan đến du lịch.
Rõ ràng, việc dịch bệnh xuất hiện và lan rộng là điều mà các doanh nghiệp không thể kiểm soát được, nhưng phản ứng của mỗi công ty trong thời gian này sẽ quyết định mức độ ảnh hưởng và tốc độ phục hồi sau khi dịch bệnh đi qua.
Chủ động đối mặt và đưa ra giải pháp hỗ trợ khách hàng
Với tình hình hiện tại, số khách du lịch hủy chuyến bay hay phòng khách sạn tăng đột biến là điều hoàn toàn dễ hiểu. Thái độ khôn ngoan trong thời điểm này không phải là phớt lờ mà nên chấp nhận sự thật về những thất thoát, thua lỗ hiện tại. Từ đó đề ra những giải pháp khắc phục phù hợp nhất để bảo vệ khách hàng và nhân viên của công ty.
Hãng hàng không Singapore Airlines gần đây đã gửi cho khách hàng email cập nhật về biện pháp phòng chống dịch để đảm bảo an toàn cho hành khách và tiếp viên. Cụ thể, toàn bộ máy bay của hãng đều được khử trùng sau khi hạ cánh. Toàn bộ vật dụng như chăn, gối đều được thay mới sau mỗi chuyến bay. Hệ thống lọc khí trên máy bay được trang bị công nghệ lọc cao cấp tương tự như trong phòng điều trị của bệnh viện.
Hay tại Việt Nam, tất cả chuyến bay đều được thực hiện theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất để đảm bảo an toàn cho hành khách, hạn chế nguy cơ lây lan dịch tới cộng đồng.
Dù đang trong thời điểm khó khăn nhưng các công ty nên đảm bảo đội ngũ nhân sự luôn sẵn sàng phản hồi điện thoại, email nhanh chóng, giảm thiểu thời gian chờ khi khách hàng có thắc mắc cần giải đáp. Trong tình hình hiện tại, doanh nghiệp đem lại trải nghiệm không tốt sẽ để lại ấn tượng lâu dài, đánh mất khách hàng trung thành khi khủng hoảng kết thúc.
Linh hoạt trong việc thay đổi chính sách bán hàng
Dù các thương hiệu du lịch và khách sạn đều muốn giảm thiểu tổn thất do dịch bệnh gây ra nhưng đây là thời điểm mà sức khỏe con người cần được đặt lên trên lợi nhuận. Họ cần chứng minh rằng họ đang thực hiện hành động có ý nghĩa để bảo vệ những khách hàng và cộng đồng.
Các hãng hàng không, khách sạn, công ty lữ hành và OTA bổ sung chính sách phù hợp cho phép khách hàng hủy đặt chỗ và được hoàn tiền. Trong trường hợp không thể hoàn đầy đủ chi phí ban đầu, doanh nghiệp nên xem xét hỗ trợ miễn phí thay đổi thời gian lịch trình cho khách hàng.
Ngay từ sớm, Booking.com đã thông báo việc hỗ trợ hoàn lại tiền và miễn phí mọi chi phí hủy phòng nếu như khách hàng không thể đi du lịch hoặc điểm đến là khu vực nằm trong vùng có ca nhiễm bệnh.
Các hãng hàng không cũng liên tục cập nhật tin tức tới khách hàng, sẵn sàng miễn phí việc thay đổi ngày giờ bay cũng như cho phép khách hàng được hoàn tiền vé.
Cụ thể, thông báo mới nhất trên trang web chính thức của Vietnam Airlines ngày 19/3/2020 đã ghi rõ: “Để hỗ trợ hành khách bị ảnh hưởng, Vietnam Airlines miễn lệ phí và điều kiện thay đổi ngày bay, thay đổi hành trình trên vé cho tất cả hành khách bay quốc tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 xuất vé trước ngày 25/3/2020.”
Bên cạnh đó, rất nhiều khách sạn tại Việt Nam đăng ký làm nơi cách ly tập trung, cùng nhà nước tham gia phòng chống dịch bệnh COVID-19.
(Nguồn ảnh: Kenh14)
Thận trọng với chiến dịch quảng cáo
COVID-19 đặt ra thách thức lớn cho các Marketer. Toàn bộ kế hoạch truyền thông đề ra phải tạm thời gác lại, thay vào đó là giải pháp marketing tức thời phù hợp với tình hình thực tế.
Các thương hiệu Hospitality nên cẩn trọng trong việc quảng bá các chương trình khuyến mại vào thời điểm này. Thay vì quảng cáo rộng rãi tới nhiều đối tượng như trước, doanh nghiệp nên tập trung vào các phân khúc cụ thể.
Dựa trên thống kê về thời gian đặt vé máy bay, khách sạn, doanh nghiệp nên tiếp thị tới nhóm khách hàng vẫn đang có nhu cầu du lịch, đề xuất phương án retargeting đến nhóm khách tiềm năng này sau khi dịch bệnh qua đi.
Tuyệt đối dừng quảng cáo tại các khu vực đang bị phong tỏa. Nếu một thành phố hoặc quốc gia đang có diễn biến dịch bệnh phức tạp như các nước châu Âu thời điểm hiện tại, doanh nghiệp nên đảm bảo rằng các chiến dịch thúc đẩy doanh số phải được sửa đổi hoặc hủy bỏ nếu cần thiết.
Chắc chắn, việc marketing kích cầu du lịch vào giai đoạn này sẽ không thu về lợi nhuận. Mặt khác, việc quảng cáo rầm rộ các chương trình khuyến mại vào giai đoạn COVID-19 đang bùng phát mạnh sẽ khiến doanh nghiệp nhận chỉ trích, thậm chí bị khách hàng tẩy chay. Mọi hành động của các thương hiệu Hospitality trong trong thời điểm này sẽ quyết định sự phát triển tương lai khi dịch bệnh được đẩy lùi.