Khi đại dịch COVID-19 xảy ra vào năm ngoái, nhóm nghiên cứu của Google APAC – đã nghiên cứu cách các thương hiệu ở Việt Nam phản ứng với những thay đổi chưa từng có trong hành vi của người tiêu dùng. Năm nay, chúng tôi đã khám phá những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng trên các công cụ tìm kiếm và các trang MXH khi Việt Nam có thể đang chuẩn bị phải đón mùa Tết “online” đầu tiên. Và khi ngày tết đang đến gần, chúng ta cùng tìm hiểu cách mà các thương hiệu có thể chuẩn bị tốt hơn cho dịp Tết này.
- Livestream – chìa khoá giúp nhãn hàng thúc đẩy doanh số
- Meme Marketing – Hơn cả một xu hướng
- Podcast – Tấm “phao an toàn” cho thương hiệu giữa đại dịch
- Bắt trend nhanh – 4 lý do vì sao doanh nghiệp chọn music marketing?
Tết 2021 không phải là một lễ kỷ nghỉ lễ náo nhiệt như những năm trước. Các quy định giãn cách xã hội đã giữ hầu hết mọi người ở nhà vào một trong những đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng nhất ở Việt Nam, lưu lượng truy cập đến các điểm bán lẻ và giải trí đã giảm 39% trong năm nay so với Tết 2020 (1) – theo báo cáo của Google vào tháng 7/2021.
(Nguồn: Google)
Bất chấp hoàn cảnh, người dân Việt Nam vẫn kiên cường vượt qua bệnh dịch. Một cuộc khảo sát gần đây mà chúng tôi thực hiện vào tháng 5 năm 2021 cho thấy 70% số người được khảo sát lên mạng để tìm những ý tưởng mới cho việc tổ chức tết “online”:
- Các lượt tìm kiếm “xem gì hôm nay” đã tăng 200% so với cùng kỳ năm ngoái. (2)
- Lượt tìm kiếm cho “đếm ngược” tăng 38% trong cùng thời kỳ. (3)
Mọi người cũng bắt đầu mua sắm trực tuyến nhiều hơn, theo báo cáo T5/2021 Google Consumer Survey tỷ lệ mua sắm trực tuyến tăng từ 20 đến 25% trong doanh thu bán hàng trực tuyến ngay trước Tết 2021, so với cùng kỳ năm 2020.
(Nguồn: Google)
95% người dự định đón Tết 2022 bằng một hoặc với nhiều giải pháp kỹ thuật số. (Nguồn: Think With Google)
Mặc dù Tết năm 2022 có thể có những hạn chế tương tự hoặc khó khăn hơn so với năm 2021, 64% người vẫn hy vọng mùa tết sắp tới sẽ thú vị (4)
(Nguồn: Google)
95% những người được khảo sát có kế hoạch mở đầu năm mới với một hoặc nhiều giải pháp kỹ thuật số. (5)
Khi Tết sẽ có xu hướng được gắn liền với các trải nghiệm online nhiều hơn, các thương hiệu có thể tận dụng việc này như thế nào để kết nối với khách hàng hơn?
Hãy cùng khám phá các cách để điều chỉnh các chiến lược tiếp thị của nhãn hàng ở Việt Nam cho một mùa Tết “kỹ thuật số”.
(Nguồn: Google)
Tiếp cận mọi người ngay khi họ xem TV
Trước đây, vào dịp Tết, các chương trình giải trí/ hài thường chiếm ưu thế trên các màn hình TV, tạo nên nhận thức rằng TV là cách để tiếp cận mọi người trong mùa này.
Nhưng truyền hình không còn là cách duy nhất mà người Việt Nam sử dụng để giải trí. Ngày nay, càng có nhiều người sở hữu Smart TV (TV thông minh được kết nối online) khiến việc phát YouTube trong phòng khách trở nên phổ biến.
Tính đến năm 2020, 92% người sở hữu Smart TV có tích hợp ứng dụng YouTube. (6)
(Nguồn: Google)
25 triệu người xem Youtube qua màn hình TV vào tháng 5/2021. (Nguồn: Youtube Internal Data, T5/2021).
Đến tháng 5 năm 2021, hơn 25 triệu người ở Việt Nam đang xem YouTube trên màn hình TV (7).
(Nguồn: Google)
Đáng chú ý, trong Tết 2021, 48% mọi người dành nhiều thời gian hơn những năm trước để xem các chương trình online trên TV với gia đình hoặc một mình (8).
Báo cáo cũng cho thấy hơn 25 triệu người ở Việt Nam đã xem YouTube qua TV vào tháng 5 năm 2021.
Trong Tết năm ngoái, mọi người phát trực tuyến nhạc, xem hài kịch và các chương trình Tết trên YouTube. Tìm kiếm trên YouTube cho các chương trình trực tiếp được cung cấp từ TV đã tăng đột biến 12 lần (9), và nội dung âm nhạc đạt mức người xem cao nhất 54 % (10).
Với số lượng người xem lớn trên YouTube, nhãn hàng hãy biết cách lập kế hoạch cho chiến dịch Tết để tiếp cận khách hàng ngay trên TV của họ .
Các thương hiệu có thể khai thác những thay đổi trong hành vi xem của khán giả bằng cách sản xuất những nội dung thu hút với người xem. Để chiếm được thị phần cạnh tranh về tiếng nói và xây dựng kết nối độc quyền với mọi người, hãy cộng tác với những người sáng tạo nội dung. Chương trình tài trợ Tết của YouTube kết nối các thương hiệu ở Việt Nam với những người sáng tạo nổi tiếng trên YouTube để tạo nội dung mà mọi người thích thú và tiếp cận hàng triệu người xem mới.
Vào Tết 2020, thương hiệu cà phê Highlands Coffee đã hợp tác với Huỳnh Lập Official, kênh YouTube hàng đầu với 3,2 triệu người đăng ký. Huỳnh Lập sản xuất nội dung chương trình giải trí Tết đồng thời giới thiệu các sản phẩm cà phê và trà của Highlands trong chương trình.
(Ảnh: Youtube)
Xây dựng nội dung phù hợp với khu vực của bạn
Sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ của Việt Nam giữa các vùng hiển thị rất rõ ràng trên thanh tìm kiếm trong dịp Tết.
Năm ngoái, lượt tìm kiếm “Hoa Tết” tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái (11) chủ yếu với hai loại hoa chủ đạo của mùa tết “Hoa đào” ở miền Bắc và “Hoa mai” ở miền Nam (12).
Tương tự, trong khi lượt tìm kiếm về “dân ca” tăng đột biến trong dịp Tết, mọi người ở các vùng khác nhau của Việt Nam thường tìm kiếm thêm các thể loại âm nhạc dân gian truyền thống độc đáo ở vùng của họ.
Ví dụ, ở Đồng bằng sông Hồng, đó là “dân ca quan họ”, trong khi ở duyên hải Bắc Trung Bộ là “dân ca xứ Nghệ”.
Dưới đây là những điều mà các thương hiệu có thể học hỏi từ những xu hướng tìm kiếm này: không có cách tiếp cận chung nào cho một thị trường đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ như Việt Nam.
(Nguồn: Google)
Vì vậy, để kết nối với khán giả trước, trong và sau Tết , hãy tìm hiểu về insight, phong tục tập quán của đối tượng mục tiêu và thiết kế chiến dịch quảng cáo phù hợp.
(Nguồn: Google)
Với các tính năng như Vị trí phụ (Sub-location) trong Công cụ tiếp cận (Reach Planner), các nhãn hàng có thể cung cấp nội dung phù hợp với khán giả ở từng khu vực cụ thể.
Một ví dụ điển hình là chiến dịch truyền hình và YouTube kéo dài 8 tuần của P&G cho nhãn hiệu dầu gội đầu Pantene.
Để thúc đẩy sự phát triển thương hiệu ở khu vực miền núi trung du phía Bắc, thương hiệu này đã sử dụng tính năng Vị trí phụ trong Công cụ lập kế hoạch tiếp cận để phân phối quảng cáo cụ thể cho những người sống ở những khu vực này. Bằng cách thêm chức năng Vị trí phụ vào chiến dịch quốc gia của mình, P&G đã có thể đo lường phạm vi tiếp cận và tăng chỉ số cho thị trường ưu tiên của mình.
(Ảnh: Advertising Việt Nam)
“Chiến thắng ở khu vực nông thôn là điều quan trọng đối với tất cả các tập đoàn đa quốc gia” . Ông Tommy Nguyễn, Giám đốc truyền thông cấp cao của P&G Việt Nam, cho biết YouTube sẽ giúp phạm vi tiếp cận gia tăng chất lượng thành công và sẽ đóng vai trò quan trọng cho các chiến dịch xây dựng thương hiệu của P&G trong tương lai.
Sử dụng Chiến dịch hành động video (Video Action Campaign) của YouTube để thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến
Người tiêu dùng Việt Nam dần chuyển sang các nền tảng kỹ thuật số để thực hiện các hoạt động truyền thống ngày tết như làm mới bản thân, sửa sang nhà cửa, và tặng quà cho người thân
Nền tảng mua sắm trực tuyến Tiki ghi nhận lượng giao dịch tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 1 năm 2021.
Và trong nghiên cứu của Google, 39% người cho biết họ có kế hoạch mua hàng trực tuyến nhiều hơn trong Tết 2022 (13).
Cùng với các công cụ tìm kiếm, YouTube là một trong những kênh quan trọng, với 80% người dùng chuyển đổi giữa hai nền tảng khi nghiên cứu sản phẩm (14). Bằng cách sử dụng Chiến dịch hành động video (VAC) trên YouTube, các thương hiệu có thể tiếp cận mọi người khi họ đang tìm kiếm thứ gì đó để xem trên YouTube và đưa họ đến các cửa hàng trực tuyến.
(Nguồn: Google)
Đây là chiến lược của L’Oréal nhằm thúc đẩy lưu lượng truy cập đến cửa hàng của mình trên Shopee. Cùng với Shopee, thương hiệu làm đẹp đã hợp tác với Google để giới thiệu các sản phẩm chăm sóc da của mình trên YouTube.
Khi người tiêu dùng duyệt qua các bài đánh giá về sản phẩm chăm sóc da trên YouTube, họ đã nhìn thấy quảng cáo VAC của L’Oréal, Google và Shopee trong khi xem video. Trên Trang chủ YouTube, mọi người có thể thấy các video quảng cáo và danh sách sản phẩm nằm xen kẽ giữa các nội dung không phải trả tiền khác. Khi người tiêu dùng nhấp vào một sản phẩm trong chiến dịch video action, họ sẽ được chuyển hướng đến cửa hàng L’Oréal’s Shopee.
L’Oréal cũng đồng thời chạy Chiến dịch mua sắm thông minh, cho phép L’Oréal nhắm mục tiêu lại khách hàng trên mạng tìm kiếm, YouTube và mạng hiển thị (GDN), đồng thời đưa họ trở lại cửa hàng trực tuyến của mình. Với phương pháp tiếp cận người tiêu dùng theo hai hướng này, L’Oréal đã đạt được gấp 2 lần lợi tức trên chi tiêu quảng cáo.
Một ví dụ về chiến dịch tiếp thị Tết: Chiến dịch hành động video của L’Oreal xuất hiện trên trang chủ Youtube (Nguồn: Youtube)
Với việc Tết 2022 rất có thể sẽ lại được tổ chức “online”, các thương hiệu có thể nghiên cứu thông tin mới nhất về người tiêu dùng cho mùa lễ hội này để lập kế hoạch trước và tiếp cận mọi người trên khắp Việt Nam khi họ bước sang năm mới.
(Nguồn: Google)
Các cách có thể đảm bảo chiến lược tiếp thị của nhãn hàng đã sẵn sàng cho Tết 2022 mà Google gợi ý là:
- Tiệp cận thông qua Smart TV
- Sử dụng tính năng Vị trí phụ trong Công cụ lập kế hoạch tiếp cận
- Sử dụng các định dạng có thể mua được trên YouTube.
Hy vọng bài viết trên đã giúp nhãn hàng có thêm nhiều gợi ý khi chuẩn bị kế hoạch marketing cho dịp Tết 2022 tới đây.
Nếu nhãn hàng cần hỗ trợ, lên kế hoạch truyền thông hiệu quả. Tiếp cận khách hàng đa kênh đa điểm chạm trong dịp Tết này, hãy liên hệ ngay cho Content Marketing Agency để được tư vấn và hỗ trợ!
Nguồn tham khảo:
1 Google Mobility Report, July 2021.
2,4,5,8,11,13 Google Consumer Survey, Vietnam, n=958, May 2021.
3 Google Trends, Vietnam, Q1 2020 vs Q1 2021.
6 GWI, Vietnam, Q2 2020 to Q1 2021.
7 YouTube Internal Data, Vietnam, May 2021.
9 YouTube Search Trends, Vietnam, July 2020 to June 2021.
10 YouTube Search Trends, July 2020 to June 2021.
12 Google Trends, Vietnam, Year-on-Year, Dec. 2020 to Feb. 2021.
14 Google/Magid Advisors, U.S., The Role of Digital Video in People’s Lives, n = 2000, 18–64 general online population, July 2018.
Writer: Giang Lê.