5 Lợi Thế Của Hybrid Event Và Cách Tối Ưu Để Lan Tỏa Hình Ảnh Thương Hiệu

Viết bài Thea 10:34 - 22/10/2021

Thay đổi và thích ứng với đại dịch, các doanh nghiệp đang trong cuộc đua tìm ra những phương thức marketing mới mang lại năng lượng tương tự từ trải nghiệm trực tiếp sang hình thức trực tuyến. Cùng Content Marketing Agency điểm qua các tips giúp các nhãn hàng thu hút người tiêu dùng thông qua Hybrid Event.


 

Đám đông trong một sự kiện

Hybrid Event là gì?

Hybrid event (sự kiện hỗn hợp) là sự kết hợp giữa sự kiện trực tiếp (in-person event) và sự kiện trực tuyến (virtual event). Nói theo cách đơn giản hơn, hybrid event là một sự kiện được tổ chức trực tiếp tại một hội trường, giới hạn số lượng người tham dự, có thể chỉ cần có bộ phận kỹ thuật sản xuất chương trình và được phát trực tiếp đến người tham dự thông qua các nền tảng mạng xã hội, họp trực tuyến như Zoom, Teams, Google Meet, Facebook, Tiktok… trên Internet. Tuy nhiên không phải buổi livestream nào trên MXH cũng được coi là 1 “hybrid event”. Một hybrid event thật sự cần “phải” đem lại cho khách mời cảm giác giống hệt như họ đang tham dự một sự kiện trực tiếp. Nghĩa là họ cũng được tham gia vào các hoạt động tương tác trong chương trình như Q&A với MC và khách mời, được vote, được chơi trò chơi,…

1. Tường thuật một câu chuyện trực tiếp

Đại dịch bùng phát khiến showbiz ngưng trệ và các ca sĩ phải chấp nhận ra mắt sản phẩm mới với nguồn ngân sách hạn chế hơn. Nếu doanh nghiệp của bạn là một thương hiệu đặc biệt với những trải nghiệm du lịch hoặc lưu diễn có thể giúp các nghệ sĩ ghi lại những câu chuyện sau hậu trường? Hybrid Activation sẽ tối giản chi phí sản xuất bằng cách xây dựng nội dung mới hấp dẫn dựa trên những video lưu diễn trực tiếp có sẵn nhưng chưa được khai thác triệt để. Tái sử dụng những footage hành trình và tập trung xây dựng nội dung mới để tạo ra sản phẩm video có thể dùng để marketing cho các sự kiện sắp tới. Lấy ví dụ của bộ phim tài liệu âm nhạc đầu tiên đến từ Việt Nam ra mắt tháng 9 vừa rồi trên Netflix (nền tảng phát hành phim trực tuyến lớn nhất hiện nay) được đưa đến khán giả trên 190 quốc gia, là tour diễn và hành trình “khó khăn” để trở thành “Hoàng tử VPop” của Sơn Tùng M-TP. Với hình ảnh được đầu tư công phu, nội dung lôi cuốn, bộ phim đã vẽ nên câu chuyện về một chàng trai trẻ chinh phục khán giả bởi tài năng và đam mê âm nhạc.

 

Poster “Sky Tour” (Nguồn: Netflix)

Sơn Tùng M-TP: Sky Tour Movie đã nhận về nhiều kỷ lục lớn như trong vòng 48 giờ đầu mở bán đã bán được 10.000 vé. Ngoài ra, chỉ trong 3 ngày công chiếu bộ phim đã thu về số doanh thu khổng lồ – 5,5 tỷ đồng.

Nhóm nhạc BLACKPINK “nổi đình nổi đám” nền âm nhạc K-Pop cũng vừa ra mắt ấn phẩm tài liệu âm nhạc “Light Up The Sky” trên Netflix. Bộ phim kể về hành trình vất vả luyện tập, thi đấu trong gần 10 năm của 1 nhóm nhạc Kpop từ khi là những thực tập sinh cho đến khi trở thành những ngôi sao nổi tiếng toàn cầu. Người xem có thể cảm nhận và đồng cảm với sự cố gắng với các nhân vật qua những thước phim được biên tập lại phía sau hậu trường, mà những ánh hào quang sân khấu không thể chiếu rõ.

2. Mang đến những trải nghiệm thú vị

Việc sự kiện trực tuyến bị tạm hoãn chính là thời cơ để các doanh nghiệp thay đổi phương thức tổ chức cho các sự kiện sắp tới. Đầu tiên, các sự kiện trực tuyến sẽ bắt đầu với quy mô nhỏ trước (100 khách trở xuống), sau đó việc mở rộng dần quy mô sẽ gắn liền với cải tiến kỹ thuật và tiện ích để tăng chất lượng trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu ngay tại chính ngôi nhà của họ. Gửi tặng quà cho khách từ xa, thử trải nghiệm sample sản phẩm online hay trải nghiệm prototype (các mẫu ban đầu được tạo ra trong quá trình thiết kế để thử nghiệm, dùng thử trước khi sản xuất ra sản phẩm hoàn thiện cuối cùng) cũng là một trong những cách giúp doanh nghiệp mở rộng mức độ tương tác.

(Ảnh cắt ra từ clip trong sự kiện Special Event của Apple)

Các hình ảnh thiết kế mẫu mã sản phẩm được quảng bá trong sự kiện Apple Special Event tháng 9 vừa rồi thực sự đã đem đến cho khán giả ở nhà “mãn nhãn”, tạo cảm giác như đang được tham dự triển lãm sự kiện ra mắt sản phẩm trực tiếp của Apple. 

3. Trao cho người hâm mộ tiếng nói

Các thương hiệu và các nghệ sĩ có nhu cầu rất lớn trong việc kết nối và lắng nghe fan hâm mộ cũng như người tiêu dùng của mình trong bối cảnh giãn cách xã hội thiếu tương tác. Với Hybrid Event các thương hiệu, nghệ sĩ có thể thay đổi trải nghiệm “face-to-face” (gặp và trao đổi trực tiếp) sang nhiều phương thức tương tác hơn trên nền tảng số: Cung cấp quyền truy cập cho người xem vào phần Q&As (hỏi đáp) được yêu cầu tiết mục yêu thích, cho họ phát biểu đóng góp ý kiến trong buổi phát sóng. Đối với những super fan (người hâm mộ VIP) hãy tạo cơ hội cho họ tham gia với thần tượng ở buổi tổng duyệt âm thanh trực tuyến trước khi buổi diễn chính thức diễn ra. Đây cũng chính là 1 dạng “add-in benefit” (lợi ích đi kèm đối với những khách hàng “cao cấp” này.

Post Malone đã quyên góp được hơn 500.000 USD gần 12 tỷ VND cho quỹ cứu trợ Covid-19 bằng cách phát trực tiếp buổi hòa nhạc “tưởng nhớ Nirvana” trên YouTube (Nguồn: CNN)

Tháng 4 năm 2020, Post Malone mở ra concert rất ý nghĩa livestream buổi biểu diễn tại nhà của mình. Các fan “của anh” có thể đóng góp vào quỹ hỗ trợ phòng chống Covid-19, đồng thời trực tiếp xem, trao đổi và giao lưu trực tiếp với thần tượng của mình trong buổi livestream. 

4. Mở rộng phạm vi tìm kiếm các tài năng

Năm vừa qua đã mang đến một góc nhìn nhân văn hơn về cách chúng ta kết nối với nhau, từ việc quan sát gia đình đồng nghiệp trong các cuộc họp trên Zoom cho đến khi nhận ra những người nổi tiếng cũng cùng có những sở thích, hoạt động trong giai đoạn cách ly như chúng ta. Sử dụng những kiến ​​thức đó để hình dung lại cách doanh nghiệp thu hút nhân tài trong việc marketing thương hiệu: Họ có phải là một nhạc sĩ/ ca sĩ nổi tiếng với nấu ăn là sở trường bí mật không? Hãy tổ chức sự kiện kết hợp nấu ăn/ buổi hòa nhạc. Họ có phải là một vận động viên thể thao đam mê về sức khỏe tinh thần không? Hãy biến họ trở thành diễn giả chính cho buổi nói chuyện thân mật về thể thao và sức khỏe. Đầu tư thời gian và nguồn lực để hiểu rõ hơn về cách thu hút các “nhân vật tiềm năng” trong bối cảnh sự kiện sắp diễn ra không chỉ mang lại lợi ích cho khán giả, mà còn có thể đảm bảo nhân vật đại diện của bạn cảm thấy tự tin, có sự chuẩn bị và háo hức làm việc với doanh nghiệp.

Hoa hậu Khánh Vân với khả năng hội họa của mình (Nguồn: NSCC)

5. Ghi nhớ mong muốn của cộng đồng 

Theo quan điểm của Jessica Abel (thành viên Hội đồng truyền thông của Forbes), nhiều người tiêu dùng trẻ tuổi mong đợi sự hợp tác nhiều hơn giữa các thương hiệu với nghệ sĩ. Việc nuôi dưỡng ý thức của cộng đồng rất quan trọng trong việc lập kế hoạch cho sự kiện mang tính dài hạn trong  tương lai. Trước khi thương hiệu muốn lan tỏa hình ảnh ra quốc tế, họ phải xây dựng thương hiệu và có chỗ đứng vững chắc trong mắt người tiêu dùng trong nước. Vì vậy, điều quan trọng là cần những hoạt động xây dựng mối quan hệ với cộng đồng địa phương, với quốc gia như hoạt động CSR, online concert, các hoạt động tương tác với người tiêu dùng trong nước như livestream, gian hàng ảo,…

 

 

Writer: @hiptrungg

Bài viết liên quan