Dự báo về thế hệ mới “Generation C” – thế hệ Corona?

Viết bài Tiffany 15:25 - 12/05/2020

Trong khi các chuyên gia vẫn chưa thực sự khẳng định về thế hệ “Generation C”,nhiều người đã sử dụng cụm từ này để định nghĩa các em bé sinh ra trong thời gian dịch bệnh. Họ tin rằng dịch bệnh sẽ góp phần định hình nên thế hệ tiếp theo này.

Tại sao lại cần định nghĩa một thế hệ mới?

Việc định nghĩa một thế hệ mới giúp chúng ta có thể xác định được hành vi, thói quen của nhóm đối tượng đó. Từ đó giúp định hình được chiến lược và thông điệp của chúng ta tới đối tượng đó và những thành phần liên quan tốt hơn.

Theo Trung tâm nghiên cứu Pew, cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu cũng thường được coi là một trận chiến – một nhân tố quen thuộc mà các nhà nhân khẩu học thường dùng để định nghĩa một thế hệ. 

Theo Jason Dorsey, giám đốc Trung tâm Thế hệ học Di truyền, nơi tập trung nghiên cứu và phân tích về Gen Z và Millennials, cho rằng:  “Chúng ta chưa chắc chắn được rằng liệu đây có phải sự kiện duy nhất ngăn cách GenZ và các thế hệ sau hay không. Nhưng đây thực sự là sự kiện quan trọng và đủ tầm ảnh hưởng nhất trong những vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu về GenZ trong khoảng thời gian gần đây”

Dorsey cũng chia sẻ thêm rằng, thế hệ theo sau GenZ sẽ là những người đầu tiên không nhớ gì về đại dịch Corona vì chúng còn quá bé hoặc chưa được sinh ra trong đại dịch.

Cư dân mạng đã đề xuất một vài cái tên cho những đứa bé trong khoảng thời gian này như Coronials, Quaranteens hay Baby Zoomer. Dù chưa công bố chính thức nhưng “Generation C” là cụm từ đang thông dụng nhất.

Vậy Corona ảnh hưởng ra sao đến thế hệ này?

Để đặt tên và định nghĩa được một thế hệ, các nhà khoa học cần mất nhiều năm quan sát các thay đổi, sự dịch chuyển trong thái độ và giá trị của các đối tượng và từ đó đối chiếu với các sự kiện lịch sử để xác định nguyên nhân.

Ví dụ với Gen Z và Millenials, sự ngăn cách được chọn để định nghĩa 2 thế hệ này chính là sự kiện 11/9. Thế hệ Millenials đều hiểu đầy đủ hoặc có nhận thức về vụ việc này, nhưng thế hệ GenZ đều không biết đến nó. Cụm từ Gen Z cũng chỉ mới được chính thức ra mắt trong khoảng 2 năm trước. Nên giờ là còn quá sớm để có thể kết luận được những ảnh hưởng của dịch Corona với thế hệ tiếp theo.

generation C

Sự kiện ngày 11 tháng 9 đều được thế hệ Millennials biết đến

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng quan tâm sự ảnh hưởng của dịch bệnh đến Gen Z.

Tỷ lệ thất nghiệp, nửa thế kỷ trước chỉ khoảng 3,5% cho đến tận tháng 3 nhưng đã tăng chóng mặt lên đến 20% trong tháng 4 này. Đây cũng là tỉ lệ được cho là cao nhất kể từ cuộc Đại Khủng hoảng.

Thêm nữa là các ảnh hưởng về nền kinh tế, tất cả sẽ ảnh hưởng đến “thái độ và giá trị cốt lõi” của người trẻ. Cách suy nghĩ về tương lai, tư duy về vai trò của chính phủ hay cả các cơ hội giáo dục sẽ chứng kiến những sự dịch chuyển mạnh mẽ.

Hay liệu đây sẽ là Silent Generation thứ hai?

Silent Generation là cụm từ nhắc đến thế hệ bố mẹ của Millennials, được sinh ra vào khoảng những năm 70 đến 80, trong thời kỳ Đại Khủng hoảng. Có vẻ chúng ta sẽ nhận thấy được sự tương đồng với thế hệ được sinh ra lớn lên trong thời kỳ bệnh dịch này.

Chúng ta cần dựa vào những cống hiến mà thế hệ tiếp theo tạo ra để xác định, nhưng cũng rất có thể đây có thể sẽ là bản sao thứ hai của thế hệ Silent Generation.

Một chuyên viên nghiên cứu tại Pew cho rằng so sánh “Generation C” với thế hệ này cũng rất thú vị nhưng chúng ta cần quan tâm tới sự thay đổi của rất nhiều các yếu tố khác như: công nghệ, giáo dục, tỷ lệ lao động và tình hình chính trị của quốc gia.

Vậy chúng ta vẫn cần chờ đợi lâu hơn để có thể biết được thế hệ tiếp sau GenZ sẽ được gọi là gì, với đặc tính chung như thế nào. Và bất ngờ hơn là thế hệ mới có được định nghĩa bởi chính cơn bão “Corona” mà chúng ta đang gánh chịu hay bởi một cơn bão khác?!


Bài viết liên quan