“Góc khuất” nào của Green Marketing mà doanh nghiệp chưa thực sự vỡ lẽ?

Viết bài Tiffany 17:56 - 04/06/2020

Nhu cầu sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường của người dùng ngày càng tăng cao. Điều này thúc đẩy các nhãn hàng “xanh” hóa thông điệp và sản phẩm của mình. Nhưng liệu các sản phẩm này và những thông điệp marketing này đủ để giúp khách hàng thay đổi?


Nhu cầu sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường của người dùng ngày càng tăng cao. Điều này thúc đẩy các nhãn hàng “xanh” hóa thông điệp và sản phẩm của mình. Nhưng liệu các sản phẩm này và những thông điệp marketing này đủ để giúp khách hàng thay đổi?

Các doanh nghiệp đã thực sự định nghĩa đúng xu hướng “xanh”?

Sản phẩm “xanh” và thân thiện môi trường được coi là những sản phẩm bền vững. Cụm từ bền vững được sử dụng lần đầu trong báo cáo Brundtland, của Liên Hợp Quốc “Phát triển bền vững là để đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến thế hệ tương lai.”

Cũng theo báo cáo này, có hai nhân tố thúc đẩy doanh nghiệp thay đổi sang hướng thân thiện với môi trường hơn. Yếu tố đầu tiên là ở chính nhãn hàng. Ví dụ như tại Unilever hay Patagonia (công ty thời trang may mặc), chính các cấp lãnh đạo là người muốn thay đổi doanh nghiệp theo hướng xanh và bền vững hơn.

Yếu tố thứ hai đó chính là mong muốn mua các sản phẩm phát triển bền vững của chính khách hàng. Hầu hết các doanh nghiệp đều chỉ thay đổi khi khách hàng có nhu cầu. Đặc biệt, thế hệ trẻ có nhu cầu cao hơn so với các thế hệ khác, và sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho những sản phẩm này. Nên việc các doanh nghiệp đua nhau chạy theo “green marketing” cho sản phẩm của mình là điều đương nhiên.

Theo báo cáo của Nielsen, doanh thu của những sản phẩm phát triển bền vững đạt 107.3 tỷ đô vào năm 2014 và sẽ dự tính sẽ đạt 150 tỷ đô trong năm 2021.

Tuy nhiên, Green Marketing có một góc khuất mà không phải doanh nghiệp nào cũng nhận ra. Tất cả các khách hàng đều sử dụng các sản phẩm xanh theo cách mà họ sử dụng các sản phẩm thông thường. Và chúng thực sự lãng phí. Khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái với những thói quen của họ và thay đổi cách thức tiêu dùng của họ là điều cực kì khó khăn.

Ottman, tác giả của cuốn “Quy luật Green Marketing mới” (The New Rules of Green Marketing) đã nhận ra sự thật này sau 30 năm làm Green Marketer..

“Nếu Poland Spring (một hãng đồ uống) liên hệ để làm việc với tôi, tôi chắc chắn sẽ từ chối mọi dự án. Họ cứ nghĩ rằng “xanh” là khi họ chuyển toàn bộ chai nhựa thành chai có thể phân hủy và tái chế 100%. Tại sao tôi lại phải suy nghĩ để tìm ra lí do cho mọi người sử dụng nước uống đóng chai sử dụng 1 lần?”

green marketing

Người dùng có thực sự quan tâm đến lối sống xanh và bền vững?

Theo một báo cáo của McKinsey, 87% người dùng nói rằng họ có quan tâm đến các vấn đề liên quan đến môi trường và sẽ mua các sản phẩm xanh và thân thiện. Nhưng chỉ có 33% người dùng thực sự mua và sử dụng các sản phẩm xanh. Theo nghiên cứu, khi người dùng buộc phải chọn lựa giữa tính năng của sản phẩm và việc cứu lấy môi trường, thì môi trường sẽ chẳng bao giờ thắng. 

Thói quen này có vẻ vẫn chẳng thay đổi trong 15 năm qua. Một bài báo trên tờ Harvard Business Review cũng nhận ra “lỗ hổng” này trong dự tính và hành động của người dùng. 65% người dùng nói rằng họ muốn mua hàng từ các doanh nghiệp phát triển theo hướng bền vững, trong khi chỉ có 26% thực sự hành động.

Người dùng luôn nói rằng họ muốn sử dụng những sản phẩm xanh và bền vững, nhưng hành vi của họ không hề ăn khớp với mong muốn đó.

Nếu một sản phẩm xanh và sản phẩm tương đương nhưng không “xanh” có cùng giá tiền và chất lượng, thì một người tiêu dùng thông thường sẵn sàng mua sản phẩm xanh. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm xanh thân thiện với môi trường thì lại không thân thiện hay nói cách khác là làm “đau ví tiền”. Điển hình như Patagonia, các mẫu quần áo chất lượng cao và xanh, đương nhiên sẽ có giá thành cao hơn. Giá cả, chất lượng và độ thân thiện môi trường của sản phẩm chính là yếu tố để phân cấp thị trường hàng hóa.  

Vậy các nhãn hàng nên làm gì vừa tiếp tục kinh doanh tốt mà vẫn phát triển bền vững với môi trường?

Todd Weaver, giáo sư tại trường đại học Point University tại Georgia, cho rằng thông điệp chính của nhãn hàng, rằng sản phẩm của họ thân thiện với môi trường, không phải là yếu tố chính để khách hàng đưa ra quyết định mua. Khi nhãn hàng muốn người tiêu dùng mua hàng khác đi, thì họ phải đưa ra được giá trị cho sản phẩm/dịch vụ đó. 

Green marketers cần làm rõ định vị giá trị của sản phẩm chứ không chỉ chăm chăm thể hiện rằng sản phẩm của mình rất “xanh”.

Điển hình như với hãng xe điện Tesla đình đám. Thông điệp chính mà Tesla muốn truyền tải là “Tăng tốc độ chuyển dịch sang nguồn năng lượng bền vững trên toàn cầu”. Tuy nhiên, những điều mà được mọi người quan tâm và bàn tán nhiều nhất là bộ tăng tốc của xe. Trên kênh Youtube của Tesla, các video nói về chiếc xe thân thiện môi trường chỉ nhận được khoảng 30,000 view, thậm chí còn ít hơn. Nhưng video về chức năng Insane Mode – bộ tăng tốc giúp xe từ 0km/h lên đến 100km/h chỉ trong 2.5s đạt tới 7 triệu lượt xem. 

green marketing

Thế hệ marketing ngày nay luôn sáng tạo và đang dần thay đổi được hành vi của khách hàng qua những chiến dịch tuyệt vời mà vẫn rất “xanh”. Một khi đã chọn con đường này, doanh nghiệp nên sáng tạo những mẫu mã đột phá để vừa tiết kiệm được thời gian và tiền bạc của khách hàng, cũng như đem lại dịch vụ tốt hơn.

Hoàn thành những điểm mấu chốt trên, những đột phá “xanh” sẽ khiến khách hàng trung thành với doanh nghiệp cũng như đem lại danh tiếng tốt cho doanh nghiệp.


Bài viết liên quan