Từ xưa đến nay, Trung Thu được xem là cơ hội “vàng” để doanh nghiệp gia tăng độ nhận diện thương hiệu, đẩy mạnh doanh số. Vậy cách thức marketing mùa Trung Thu đã thay đổi như thế nào trong suốt thời gian qua? Những phương thức truyền thông nào vẫn còn nguyên giá trị đến tận bây giờ?
- Livestream – chìa khoá giúp nhãn hàng thúc đẩy doanh số
- Meme Marketing – Hơn cả một xu hướng
- Podcast – Tấm “phao an toàn” cho thương hiệu giữa đại dịch
- Bắt trend nhanh – 4 lý do vì sao doanh nghiệp chọn music marketing?
Tết Trung Thu hay còn được biết đến là Tết đoàn viên là một dịp lễ lớn chỉ sau Tết cổ truyền của người Việt Nam. Mùa Trung Thu là thời điểm lý tưởng để các thương hiệu kinh doanh “trông đợi” lợi nhuận. Mặc dù Trung Thu chỉ mang tính thời vụ, song rất nhiều thương hiệu đã tận dụng thời cơ này và đạt được những hiệu quả bất ngờ.
Truyền thông mùa Trung Thu xưa: Đơn giản mà tinh tế
Cách đây khoảng 10 năm, Trung Thu không chỉ là 1 dịp lễ lớn với người dân Việt Nam mà đó còn là cơ hội “vàng” cho các thương hiệu bánh Trung Thu như Kinh Đô, Hữu Nghị. Chắc hẳn ai ai trong số chúng ta vẫn còn nhớ tới những banner màu vàng với dòng chữ “Tết Trung Thu – Tết của tình thân” của Kinh Đô, hay những booth bán hàng đỏ rực góc phố của Hữu Nghị. Marketing mùa Trung Thu lúc bấy giờ là “sân chơi” cho các ông lớn của các thương hiệu bánh.
Và khi ấy, cách thức làm truyền thông của các thương hiệu cũng vô cùng “truyền thống” và đơn giản. Đầu tiên phải kể đến phương thức marketing truyền miệng (WOM).
Bánh Trung thu Bảo Phương là một trong những tiệm bánh nổi tiếng tại Hà Nội với phương thức Marketing chính là “truyền miệng” (WOM)
Khi ở cái thời mạng xã hội chưa bùng nổ như ngày nay, danh tiếng các thương hiệu bánh Trung Thu “hot” phần lớn được mọi người truyền tai nhau sau khi thử và thích hương vị bánh đó. Một ví dụ điển hình của phương thức marketing này đó chính là hàng dài người xếp hàng mua bánh Bảo Phương tại phố Thụy Khuê – Hà Nội hay đổ xô đi mua bánh Trung Thu Ninh Hương tại Hàng Điếu. Những thương hiệu bánh cổ truyền này họ chẳng làm truyền thông rầm rộ nhưng phương thức WOM đã giúp họ thu hút được đông đảo lượng khách hàng tiêu dùng sản phẩm. Đến ngày nay, phương thức này vẫn có giá trị nhất định của chúng, tuy nhiên cách truyền tải có hơi khác một chút và chúng tôi sẽ “bật mí” ở phía dưới của bài viết này.
Như đã nhắc tới ở trên, một phương thức rất được các nhà làm marketing ưa chuộng lúc bấy giờ đó chính là truyền thông tại điểm bán. Khi các touchpoint của người tiêu dùng ngày xưa chưa được tìm hiểu sâu như ngày nay thì “điểm chạm” của thương hiệu với khách hàng của mình chính là những quầy bán hàng.
Mỗi mùa Trung Thu tới, khi đi dọc phố Bà Triệu, các điểm bán bánh Kinh Đô với màu vàng làm chủ đạo hay Hữu Nghị với sắc đỏ rực rỡ nổi bật trên phố. Các doanh nghiệp ngày xưa thường chọn phương thức truyền thông này để thu hút sự chú ý người tiêu dùng và nhân viên bán hàng luôn trực sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và tư vấn cho khách hàng. Mặc dù đến bây giờ, rất nhiều thương hiệu bánh vẫn trang hoàng điểm bán của mình nhưng đó không phải là cách thức truyền thông họ đẩy mạnh nữa.
Quầy bánh Trung thu trên các tuyến phố mỗi dịp “Tết trông trăng”
Khi Internet, MXH chưa phát triển như bây giờ thì các thành viên trong gia đình đều quây quần bên TV và cùng xem với nhau. Thế là TVC quảng cáo trên truyền hình trở thành phương thức marketing hữu hiệu nhất và phủ rộng tới rất nhiều người. Phương thức này được các “ông lớn” lựa chọn, đặc biệt là thương hiệu Kinh Đô nổi tiếng. TVC năm 2010 của Kinh Đô tạo ấn tượng bởi hình ảnh gia đình, bạn bè đồng nghiệp trao tặng những chiếc bánh Trung Thu như món quà trao đi yêu thương được gửi gắm. Hình ảnh đặc trưng của Tết Trung Thu xuất hiện xuyên suốt cả đoạn TVC như lồng đèn, gia đình quây quần bên nhau phá cỗ… khiến thương hiệu chiếm được cảm tình của khán giả.
Không thể phủ nhận rằng đây là cách marketing rất hiệu quả để phủ sóng rộng rãi đến người tiêu dùng, vì vậy mà ngày nay TVC trên truyền hình vẫn được nhiều marketers lựa chọn là một trong những kênh truyền thông không thể thiếu chiến dịch của mình.
Bánh Trung Thu là một thị trường rất tiềm năng khi nhu cầu của người tiêu dùng cho loại sản phẩm này ngày một tăng cao. Chính vì lẽ đó mà rất nhiều ông lớn trong ngành F&B và các khách sạn đã gia nhập thị trường, phân phối sản phẩm bánh Trung Thu.
Một vài cái tên mới nổi trên thị trường bánh Trung Thu mà chúng ta phải kể đến đó là The Coffee House, Phúc Long – những cái tên rất quen thuộc với người tiêu dùng trẻ tuổi. Không chỉ các thương hiệu F&B, các khách sạn lớn như JW Marriott, Intercontinental… cũng đua nhau sản xuất bánh Trung Thu với packaging sang trọng, chất liệu như gỗ, khảm, in ấn cầu kỳ bắt mắt hướng đến thị trường cao cấp.
Điểm chung của The Coffee House hay khách sạn JW Marriot khi tung ra dòng sản phẩm bánh Trung Thu đó chính là họ không chỉ chào bánh loại bánh thập cẩm truyền thống mà họ còn phát triển các loại bánh hiện đại hơn như bánh Trung Thu nhân khoai môn, nhân hạt dẻ socola…
Trung Thu ngày nay: “Cuộc tranh tài” ý tưởng truyền thông của các nhãn hàng
Nếu như trước đây Trung Thu là cơ hội vàng cho các thương hiệu bánh với cách thức làm marketing truyền thống thì ngày nay mọi thứ đã được mở rộng hơn. Không chỉ các thương hiệu bánh Trung Thu mới đẩy mạnh truyền thông mà rất nhiều ngành hàng tưởng chừng như không liên quan cũng tận dụng cơ hội để phủ sóng tên tuổi thương hiệu mình dịp Tết đoàn viên này.
Khi các công cụ truyền thông phát triển như vũ bão, các thông điệp quảng cáo ngày Tết Trung Thu cũng được truyền tải trên đa kênh. Có nhiều ngành hàng “tưởng chừng như không liên quan đến Trung Thu” mà họ vẫn có thể tìm cách làm truyền thông trong dịp này. Đó đôi khi chỉ đơn giản là một poster được đăng tải trên mạng xã hội với lời chào Tết đoàn viên tới tất cả mọi người.
Chẳng hạn như 2 ông lớn trong ngành ô tô là BMW và Audi, họ đã rất khéo léo khi lồng ghép thông điệp Tết Trung Thu và hình ảnh thương hiệu để gửi lời chúc mừng tới tất cả người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Durex là cái tên không còn xa lạ khi chúng ta nói đến quảng cáo sáng tạo. Sản phẩm bao cao su đúng là không có chút liên tưởng nào đến dịp Trung Thu nhưng Durex đã rất thông minh và vô cùng tinh tế khi chỉ gửi 1 lời chào đến tất cả mọi người dân Trung Quốc thông qua poster đơn giản. Ai cũng biết Trung Quốc là có nền văn hóa rất ngại chia sẻ những câu chuyện tế nhị nhưng nhờ vào sức sáng tạo của mình mà Durex có thể thành công chinh phục được những người tiêu dùng “khó tính” tại thị trường Trung Quốc.
“Marketing is a race without finishing line!” – Philip Kotler
(Marketing là một cuộc đua không có hồi kết!)
5 năm trở lại đây, ngành công nghệ có sự phát triển mạnh mẽ và vượt bậc kéo theo đó là sự thay đổi trong nhận thức và hành vi của người tiêu dùng ở các ngành hàng. Theo báo cáo gần nhất của wearesocial, chỉ riêng tại Việt Nam, hơn 97% dân số Việt Nam truy cập mạng Internet mỗi ngày và 67% số đó sử dụng các trang mạng trực tuyến để tìm hiểu thông tin và mua sắm. Chính vì vậy, để không bị bỏ lại phía sau, các thương hiệu buộc phải thay đổi để bắt kịp với xu thế thời đại.
Sự trỗi dậy của Social Media đã trở thành một “mảnh đất màu mỡ” để các nhãn hàng khẳng định cá tính thương hiệu của riêng mình. Các hình thức truyền thông trên nền tảng này cũng nhờ đó mà “giãn nở” không ngừng, có thể kể đến như: eWOM (Truyền miệng điện tử: các bài review, bình luận tại các hội/ nhóm trên Facebook), KOLs, KOCs/ Influencers Marketing (Sử dụng mức độ nổi tiếng của các nhân vật có ảnh hưởng nhằm tăng độ phủ của nhãn hàng).
Hằng năm, cứ đến những dịp lễ lớn, công chúng nói riêng và những người trong ngành Marketing nói riêng lại được dịp “thưởng thức” các campaign đến từ các nhãn hàng tạo ra một “đấu trường” khốc liệt. Nếu như những câu chuyện cảm động đánh mạnh vào tâm lý với những tagline đã đi vào “huyền thoại” làm nên thương hiệu của Kinh Đô thì đối với những thương hiệu mới hơn, trẻ hơn như The Coffee House hay Kinh Đô lại có cách làm Campaign mùa Trung Thu rất khác. Họ tập trung đẩy mạnh vào packaging bắt mắt, thậm chí The Coffee House còn tạo ra hẳn một câu chuyện “The Tale of Cuội” (2018) ngay trên bao bì hộp bánh Trung thu của mình, kết hợp với công nghệ thực tế ảo AR. Cách làm này thực sự hiệu quả khi đã đem lại cho thương hiệu cafe này một lượng lớn khách hàng là những người trẻ và The Coffee House cũng trở thành thương hiệu bánh trung thu “Top of mind” đối với phân khúc khách hàng là Gen Z và Gen Y.
Sự sáng tạo mới mẻ đã mang đến “luồng gió mới” cho thị trường bánh Trung thu tại Việt Nam.
Cùng với các loại hình Marketing hiện đại đã được đề cập bên trên, không thể phủ nhận được rằng những cách làm Marketing truyền thống đã giúp các nhãn hàng lớn khẳng định được vị thế của mình. Mặc dù thị trường bánh trung thu ngày một cạnh tranh, nhưng chính nhờ các phương thức Marketing truyền thống, Kinh Đô vẫn giữ vững được 20% thị phần và vẫn liên tục tăng trưởng dương qua các mùa trung thu, trở thành một trong hai thương hiệu “Bánh trung thu quốc dân” đối với người Việt.
Gợi ý 5 xu hướng truyền thông “bắt trend” Trung thu không thể bỏ lỡ!
Sự thay đổi liên tục về thị hiếu khách hàng, Content Marketing Agency dự đoán những xu hướng sẽ “làm nên chuyện” cho mùa Trung Thu 2021.
- Gói truyền thông tích hợp dành riêng cho dịp Trung Thu 2021 bao gồm tuyến bài PR truyền tải thông điệp và gói Content Partnership với hàng loạt siêu ưu đãi cho doanh nghiệp.
- PR chủ động để người tiêu dùng biết tới nhãn hàng và các chương trình khuyến mãi mà doanh nghiệp mang tới trong dịp lễ Tết đoàn viên năm nay.
- Video x Content Creator – Công thức hoàn hảo tạo Viral trên các nền tảng mạng xã hội. Video marketing hiện là một xu hướng truyền thông được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Nếu kết hợp cùng các KOLs/Influencers được nhiều người theo dõi thì thông tin sản phẩm của nhãn hàng sẽ nhanh chóng phủ rộng trên các nền tảng MXH.
- Tạo sự khác biệt khi “đón trăng” trên Tiktok thông qua vô số hình thức truyền thông tới giới trẻ trên nền tảng đang vô cùng “hot” này.
- Chuyển đổi các sự kiện offline sang hình thức trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn đang diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay. Livestream chính là giải pháp hữu hiệu để người tiêu dùng có thể trải nghiệm các chương trình đặc sắc của các thương hiệu trong mùa Trung Thu năm nay.
- Các nhãn hàng bánh Trung Thu còn có thể tài trợ cho các chuyên đề về ẩm thực của các site báo lớn như Kenh14 thông qua giải pháp Content Partnership để nhanh chóng cung cấp thông tin hữu ích về sản phẩm của mình tới người tiêu dùng.
Tạm kết
Không thể phủ nhận được rằng các hình thức Marketing truyền thống cũng đã góp một phần không nhỏ trong việc đi sâu vào tâm trí và tạo nên thói quen dành cho khách hàng. Tuy nhiên, marketing hiện đại kết hợp giữa các hình thức khác nhau là một giải pháp thiết yếu cho tất cả các nhãn hàng, nhất là trong bối cảnh Covid-19.