AR và Interactive Ads – Cú hích công nghệ với ngành hàng bán lẻ

Viết bài Tiffany 17:29 - 22/07/2020

Tưởng tượng rằng bạn đang đi qua một khu vui chơi, có hình ảnh quảng cáo của kính râm. Hình ảnh đẹp khiến bạn thích thú nhưng bạn muốn biết khi mình thử lên thế nào, có hợp hay không?


Tưởng tượng rằng bạn đang đi qua một khu vui chơi, có hình ảnh quảng cáo của kính râm. Hình ảnh đẹp khiến bạn thích thú nhưng bạn muốn biết khi mình thử lên thế nào, có hợp hay không?

AR – Thực tế ảo tăng cường đang là một cụm từ hot không chỉ trong thế giới công nghệ. Chắc chắn ai cũng đã từng nghe tới Pokemon GO – game mobile điển hình đã ứng dụng thành công AR và thu hút hàng trăm triệu người chơi. 

Tuy nhiên, AR không chỉ đơn giản là những trò chơi chỉ để giải trí. AR có thể được phát triển ở nhiều khía cạnh để áp dụng vào vô vàn các ngành khác nhau, từ giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho đến xây dựng. Và giờ đây, AR đang được áp dụng vào ngành quảng cáo và dần thay đổi thị trường quảng cáo digital trong năm 2020, và mạnh mẽ nhất là trong ngành tiêu dùng bán lẻ.

AR có thể tạo ra Interactive Ads – quảng cáo có thể tương tác được. Loại hình quảng cáo này giúp các marketer có thể tiếp cận được khách hàng theo hướng mới lạ nhất. Rất nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng áp dụng bước tiến mới này. Nếu bạn còn băn khoăn liệu AR có đáng thử hay không, thì trước hết bạn cần xác định rõ AR có thể đem lại cho bạn lợi ích gì và cách bạn ứng dụng AR vào thực tế ra sao.

Hiệu quả tiềm năng của AR với doanh nghiệp đáng kinh ngạc. IDC đang nghiên cứu và xây dựng khung dự báo đầu tiên nhưng xét về các ảnh hưởng dài hạn, hầu hết các doanh nghiệp sẽ đều bị ảnh hưởng bởi công nghệ AR. Các ngành như chăm sóc sức khỏe, thiết kế, sản xuất và dịch vụ sẽ là những ngành hàng đầu tiên cảm nhận được sự ảnh hưởng rõ rệt đến từ AR trong những năm sắp tới.

Vì sao tương lai của thị trường quảng cáo sẽ thuộc về AR?

Với 4,5 tỷ người dùng internet trên toàn cầu, thị trường digital ads dự kiến sẽ tăng lên đến 517 tỷ đô trong năm 2023.

Tăng trưởng dự tính của thị trường AR trên toàn thế giới đến 2025 (Đơn vị: tỉ đô)

Nguồn: Statista

Dù hiện tại quảng cáo AR vẫn đang khá mới lạ với các marketer, nhưng dự báo số lượng người dùng AR cũng sẽ sớm tăng nhanh cùng với sự phát triển nhanh như vũ bão của công nghệ. Thị trường AR dự báo sẽ tăng đến 198 tỉ USD trong năm 2025. 

Dưới đây là 4 lý do giải thích tại sao tương lai của thị trường quảng cáo sẽ thuộc về quảng cáo AR. Cùng với những con số trên, thông tin này sẽ khiến bạn muốn đầu tư ngay vào AR để đi đầu trong việc chiếm lấy mảnh đất màu mỡ này.

1. Kết nối cảm xúc

Công nghệ AR cho phép khách hàng tương tác trực tiếp với quảng cáo như đang chơi 1 video game. Điều này giúp xây dựng sự kết nối cảm xúc giữa nhãn hàng và người dùng, từ đó khuyến khích khả năng mua hàng.

Hãy tưởng tượng một biển quảng cáo ngoài trời ra mắt phim. Nếu chỉ đơn giản là 1 poster thông thường thì nó sẽ lạc lõng giữa 1 rừng các quảng cáo khác. Nhưng nếu kết hợp AR, người qua đường có thể dùng điện thoại quét hình ảnh trên quảng cáo, nhìn thấy và tương tác các nhân vật trong bộ phim sắp ra mắt. Thật tuyệt đúng không nào!

Sự kết nối cảm xúc chính là công cụ tốt nhất để tăng độ nhận diện thương hiệu.

Mọi người thường ghi nhớ lâu hơn những nhãn hàng đem lại trải nghiệm tích cực. Nên quảng cáo AR không chỉ phù hợp để thúc đẩy doanh số mà còn giúp xây dựng danh tiếng cho doanh nghiệp.

2. Tiết kiệm chi phí

Trong thời kì quảng cáo số (digital ads) vẫn đang thịnh hành, quảng cáo in ấn (print ads) vẫn luôn giữ được chỗ đứng quan trọng cho mình.

Nhưng nếu bạn muốn tối ưu chi tiêu của doanh nghiệp thì AR Ads sẽ là giải pháp giúp bạn tiết kiệm được chi phí hợp lý nhất.

Hình ảnh trên tạp chí, vị trí đẹp để đặt billboard chắc chắn sẽ đắt đỏ hơn và không gây ấn tượng nhiều bằng quảng cáo AR. Hơn nữa, quảng cáo AR có thể sử dụng cho nhiều chiến dịch.

Chi phí để sản xuất một quảng cáo AR có thể dao động từ 5,000 USD đến 100,000 USD, tùy vào chất lượng và hình thức của quảng cáo. 

Có 2 loại chính là marker-based (cần hình ảnh đích để người dùng quét) và thứ 2 là location-based (không cần hình ảnh, dựa trên vị trí của người dùng)

3. Tăng doanh số

Quảng cáo AR không chỉ là để quảng bá sản phẩm và dịch vụ. AR đem đến các cách khác nhau để Marketer có thể tăng được doanh số, điển hình như thử đồ ảo.

Tưởng tượng rằng bạn đang đi qua một khu vui chơi, có hình ảnh quảng cáo của kính râm. Hình ảnh đẹp khiến bạn thích thú nhưng bạn muốn biết khi mình thử lên thế nào, có hợp hay không. 

Việc đầu tư hình ảnh quảng cáo có thể gây ấn tượng ban đầu với khách hàng, nhưng nếu không có tương tác ngay và luôn, khách hàng sẽ đưa sản phẩm của bạn vào quên lãng cùng với vô vàn sản phẩm khác.

Vậy thì AR chính là chìa khóa – cho phép khách hàng có thể thử sản phẩm ảo ngay tại chỗ. AR chính là công cụ hữu ích để kích thích khả năng mua sắm ngay tại khi khách hàng có hứng thú và phát sinh nhu cầu.

Công nghệ này hoàn toàn có thể ứng dụng được nhiều ngành hàng như quần áo, trang sức, phụ kiện,…

4. Cải thiện khả năng tiếp cận

Digital Ads sử dụng các thuật toán để phân tích hành vi và sở thích, từ đó đề xuất các sản phẩm, dịch vụ thích hợp cho từng đối tượng. Quảng cáo AR còn đem đến cho Marketer cơ hội tốt hơn như thế, do đặc tính trực tiếp và tương tác.

Nếu người dùng muốn tìm các quán cà phê hay cửa hàng gần họ, công nghệ siêu tiếp cận AR có thể cho người dùng thấy được các vật thể trực tiếp trên điện thoại của mình.

Khách hàng sẽ không chỉ được thông báo về các địa điểm họ quan tâm, mà còn được hướng dẫn đến đó.

Quảng cáo AR thích hợp với chủ các cửa hàng vì có thể nhanh chóng thu hút thêm khách hàng đến đó.

AR và ngành tiêu dùng bán lẻ

Trong số các công nghệ mới áp dụng trong marketing, AR đã chứng minh được hiệu quả và ảnh hưởng cao hơn so với VR. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 20% doanh nghiệp có kế hoạch ứng dụng AR trong năm sau và 10% trong số đó xem xét để đưa vào chiến lược lâu dài.

Cơ hội bán hàng tiêu dùng lẻ online bắt đầu kể từ khi khách hàng lướt xem sản phẩm đến khi họ quyết định mua hàng. Để duy trì được sự cạnh tranh và lợi nhuận sinh ra liên tục, việc hiển thị liên tục với khách hàng chỉ là điều kiện cần. Trải nghiệm mua sắm của bạn chính là nơi để bổ sung điều kiện đủ đó. Việc trải nghiệm được cá nhân hóa và có thể tương tác được với từng khách hàng sẽ khiến giảm sự phân vân khi quyết định và để lại ấn tượng tích cực với sản phẩm.

Thời gian lưu lại trên website/trang đích của người dùng AR cũng lâu hơn từ 2 – 3 lần so với quảng cáo không ứng dụng AR. Từ quan điểm của chính người dùng, việc được thử sản phẩm trước khi mua khiến họ hài lòng và tin tưởng hơn vào sản phẩm, hay chính là nhãn hàng.

Những chỉ số này hoàn toàn có thể dẫn đến việc tăng doanh thu, khoản chi và lòng tin của người dùng với nhãn hàng – những con số mà mọi marketer đều mong muốn.

Quảng cáo AR, với sự tương tác, thu hút và hiệu quả, đã đem lại cho marketer những cơ hội khổng lồ. Rõ ràng rằng trong cuộc chơi này, bất kỳ doanh nghiệp nào đi trước cũng sẽ nhận được thành công lớn trong ngành hàng đó. Và nếu bạn cũng đã sẵn sàng thì còn chần chờ gì mà không nắm bắt ngay lấy cơ hội đi đầu ngành cùng với quảng cáo AR.


Bài viết liên quan