- Livestream – chìa khoá giúp nhãn hàng thúc đẩy doanh số
- Meme Marketing – Hơn cả một xu hướng
- Podcast – Tấm “phao an toàn” cho thương hiệu giữa đại dịch
- Bắt trend nhanh – 4 lý do vì sao doanh nghiệp chọn music marketing?
Ngành điện ảnh Trung Quốc thiệt hại 2 tỷ đô chỉ trong tháng 3. Ngành này tại Mỹ đang đối mặt với 1 năm tài chính tồi tệ nhất trong 20 năm qua.
COVID-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề lên các ngành công nghiệp dịch vụ như giải trí, du lịch, hàng không và thậm chí là cả bất động sản. Rất nhiều quốc gia đã áp dụng các biện pháp ngăn chặn dịch như đóng cửa các thành phố, cấm đi du lịch nước ngoài. Mọi người đều phải tuân thủ theo các quy định phòng chống dịch kể người nổi tiếng, các nghệ sĩ, diễn viên trong ngành giải trí.
Rất nhiều các buổi biểu diễn, hòa nhạc cũng hủy hoặc hoãn vô thời hạn. Thêm vào đó, những nhà sản xuất đơn lẻ và các nghệ sĩ biểu diễn đường phố cũng rơi vào tình trạng thất nghiệp.
Michael Jonathan Netto – một chuyên gia giải trí tại công ty quản lý sự kiện Stanley còn cho biết trước khi lệnh cách ly được ban hành, toàn bộ ngành giải trí cũng cảm nhận được sự ảnh hưởng của dịch bệnh khi mà chẳng còn nhiều show diễn được tổ chức.
“Là một nhà giải trí, nếu không có bữa tiệc nào được tổ chức, thì không chỉ một mình tôi mất việc mà còn ảnh hưởng tới các nhà cung cấp, nhân sự của họ hay cả các cửa hàng bán hàng nhỏ tại sự kiện. Và giờ, sau thời kỳ bùng nổ của dịch bệnh thì công việc của chúng tôi cũng khác đi rất nhiều. Các trò chơi của chúng tôi giờ đây sẽ chẳng còn ôm nhau, hát hò, nhảy múa cùng nhau. Tất cả đều phải nghiêm túc chấp hành việc giãn cách.”
Không còn các live show – nguồn thu chính của Ngành công nghiệp Âm nhạc
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), ngành âm nhạc đã bị ảnh hưởng nhiều nhất với hạng mục biểu diễn trực tiếp – hạng mục vốn luôn đứng đầu trong doanh số. Việc đóng cửa trong 6 tháng ước tính gây ra thâm hụt 10 tỉ đô tài trợ và con số sẽ còn lớn hơn nếu tình hình dịch vẫn không có tiến triển.
Ngành âm nhạc toàn cầu trị giá khoảng 50 tỉ đô với 2 kênh stream nhạc chính, là âm nhạc trực tiếp (live music) và âm nhạc thu âm.
Âm nhạc trực tiếp chiếm đến hơn 50% tổng doanh thu và chủ yếu thu được về từ tiền bán vé. Còn âm nhạc thu âm có doanh thu đến từ nhiều nguồn như stream nhạc, tải nhạc, bán các album/đĩa CD và bản quyền cho phim, game và quảng cáo.
Dịch bệnh đã khiến doanh thu bán nhạc thông qua các vật phẩm giảm 1/3 do các cửa hàng đã phải đóng cửa.
Tencent Music Entertainment (TME) cũng ghi nhận báo cáo người dùng thay đổi thói quen nghe nhạc trong suốt diễn ra dịch bệnh. Chỉ trong quý đầu năm 2020, doanh thu từ việc mua nhạc online đã tăng thêm 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng người nghe nhạc trả tiền cũng đạt được 42.7 triệu, tăng 50.4% so với năm trước.
Điện ảnh lỗ nặng, không còn là bộ môn nghệ thuật thứ 7
Hầu hết các rạp chiếu phim và cả nhà hát đều phải đóng cửa trong thời gian diễn ra dịch bệnh. Các liên hoan phim chắc chắn cũng sẽ bị trì hoãn. Từ Hollywood cho đến Bollywood, hàng triệu các đội ngũ sản xuất phim đều đang đối mặt với sự thất nghiệp.
Tổ chức nghiên cứu Ampere Analysis cho biết ngành công nghiệp phim và điện ảnh toàn cầu đang thất thoát tới 160 tỉ đô và còn ảnh hưởng đến tăng trưởng trong 5 năm tiếp theo.
Ngành điện ảnh Trung Quốc thiệt hại 2 tỷ đô chỉ trong tháng 3. Ngành này tại Mỹ đang đối mặt với 1 năm tài chính tồi tệ nhất trong 20 năm qua.
Với các quốc gia đã gỡ bỏ lệnh “bế quan tỏa cảng” cũng yêu cầu ngành điện ảnh áp dụng chặt chẽ các quy định giãn cách xã hội hợp lý khi thực hiện. Toàn bộ đội ngũ làm viêc phải đeo khẩu trang, không được quá 50 người trên phim trường. Điều này cũng gây khó khăn không ít cho việc quay dựng và sản xuất video.
Dù ngành điện ảnh đang phải trải qua thời kì khó khăn, nhưng dịch vụ xem phim trực tuyến Netlix lại ghi nhận doanh thu phát triển, tăng đến 16 triệu đô trong đợt dịch.
Chuyên gia phân tích eMarketer, Eric Haggstrom cho biết: “Netflix đã và đang tiếp tục là doanh nghiệp ảnh hưởng ít nhất vì dịch Covid-19. Dịch vụ của Netflix gần như hoàn toàn phù hợp với những người phải ở nhà trong đợt dịch này.”