Đại dịch COVID-19 bùng phát kéo theo sự thay đổi trong hàng loạt các hành vi của người tiêu dùng, từ lựa chọn nguồn thông tin sản phẩm cho tới cách thức mua hàng. Các phần mềm trợ lý ảo, loa thông minh hỗ trợ tìm kiếm thông tin đã tăng vọt khi mọi người tìm kiếm các hình thức giao tiếp, giải trí bằng những cách khác nhau.
- Livestream – chìa khoá giúp nhãn hàng thúc đẩy doanh số
- Meme Marketing – Hơn cả một xu hướng
- Podcast – Tấm “phao an toàn” cho thương hiệu giữa đại dịch
- Bắt trend nhanh – 4 lý do vì sao doanh nghiệp chọn music marketing?
Voice search: “Ghi điểm” nhờ độ chính xác cao
Trong những năm gần đây, tìm kiếm bằng giọng nói (voice search) đã “thống trị” trên các công cụ tìm kiếm, trở thành một tiện ích cho phép người dùng nói chuyện hằng ngày với thiết bị của họ thay vì nhập từ khóa vào thanh tìm kiếm để nhận câu trả lời.
(Nguồn: PwC)
Theo PwC, 65% người trẻ từ 25 – 49 tuổi nói chuyện với các thiết bị hỗ trợ giọng nói của họ ít nhất một lần mỗi ngày. Nhận dạng giọng nói trong các thiết bị di động thông minh cũng trở nên cực kỳ phức tạp và chính xác. Mặc dù tìm kiếm bằng giọng nói đã xuất hiện được một thời gian và không phải là một khái niệm mới, nhưng nó đã trải qua một bước đột phá về công nghệ trong những năm gần đây với sự ra đời của các trợ lý ảo bằng giọng nói như Amazon’s Alexa, Google Assistant và Siri.
(Nguồn: Unsplash
Hiện nay, phần lớn các thiết bị hiện đã được tối ưu hóa cho tìm kiếm bằng giọng nói. Điều này có ý nghĩa gì đối với thương hiệu và doanh nghiệp? Đã đến lúc các doanh nghiệp phải tối ưu hóa giao diện, nền tảng và trang web của mình để theo kịp với bối cảnh phát triển của tìm kiếm bằng giọng nói.
COVID-19: “Đòn bẩy” cho voice search
(Nguồn: Unsplash)
Trợ lý ảo bằng giọng nói cũng đã được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế trong thời điểm COVID-19 đang hoành hành. Tính đến tháng 3 năm 2020, theo nghiên cứu Statista được thực hiện trên các thiết bị truyền thông đã chỉ ra rằng việc sử dụng điện thoại thông minh và máy tính xách tay trên toàn thế giới đã tăng 70% trong khi mức sử dụng trợ lý giọng nói trong covid-19 cũng tăng 7% trên toàn cầu. Khi virus vẫn tồn tại, việc sử dụng các thiết bị này được dự đoán sẽ chỉ phát triển khi các công ty và các ngành công nghiệp khác nhau tìm thấy việc sử dụng hỗ trợ giọng nói và loa thông minh.
(Nguồn: Unsplash)
Việc sử dụng trợ lý giọng nói giữa COVID-19 đã cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt so với những năm trước, điều được dự đoán sẽ chỉ tăng lên khi thời gian trôi qua. Ví dụ: có khoảng một tỷ người dùng Google Assistant với 500 triệu người tích cực sử dụng thiết bị mỗi tháng.
(Nguồn: Google)
Riêng thị trường Trung Quốc đã cho thấy mức tăng trưởng 13% trong việc sử dụng hỗ trợ bằng giọng nói, chủ yếu là do sự tiện lợi đi kèm với công nghệ này. Quan thoại là một ngôn ngữ viết phức tạp, được tạo thành từ hơn 5.000 ký tự khác nhau, có nghĩa là việc sử dụng nhận dạng giọng nói đã cắt giảm đáng kể thời gian giao tiếp thôn. Công nghệ này đang được sử dụng là để dịch ngôn ngữ – iFlytek Translator, một thiết bị nhận dạng giọng nói có thể lắng nghe một người đang nói và dịch nó thành tiếng sang ngôn ngữ mong muốn. Thiết bị cung cấp bản dịch cho 33 ngôn ngữ và thậm chí có khả năng dịch không cần wifi từ tiếng Quan Thoại sang tiếng Anh. Khi việc sử dụng công nghệ giọng nói phát triển khắp Trung Quốc, có khả năng các quốc gia khác sẽ tiếp bước họ phát triển cách sử dụng trợ lý giọng nói của riêng họ giữa COVID-19.
Buổi ra mắt giới thiệu sản phẩm iFlytek Translator (Nguồn ảnh: Internet)
Voice Search – Tương lai mới ngành Digital Marketing?
(Nguồn: Google)
Nhờ vào những ưu điểm vượt trội của Voice Search như: Tối ưu hoá SEO cho doanh nghiệp, cho ra kết quả nhanh chóng vượt trội… nên Voice Search ngày càng phát triển mạnh mẽ và sẽ sớm trở thành tương lai mới ngành Digital Marketing, đặc biệt là sau sự bùng nổ của đại dịch Covid-19.
(Nguồn: Google)
Trước hết, để tối ưu chiến dịch của nhãn hàng, cần phải thấu hiểu khách hàng, thấu hiểu công cụ mình đang sử dụng. Hãy dựa vào nghiên cứu người dùng real-time data (Các công cụ có thể dùng như Google Analytic, Facebook Insight…) để hiểu hành vi của người dùng.
(Nguồn: Google)
Thứ hai, hãy tập trung vào Conversational Keywords, đây là một yếu tố quan trọng để làm SEO, đặc biệt là đối với các công cụ tìm kiếm bằng giọng nói. Thường thì khi người dùng tìm kiếm bằng giọng nói, kết quả sẽ hiển thị dựa trên 1-3 từ khóa chính, vì vậy, để đảm bảo thông tin khách hàng cần tìm được chính xác nhất và gia tăng thứ hạng cho website, bạn nên tập trung vào các từ khóa này. Bạn có thể sử dụng Google Analytic để thống kê từ khóa nào có lượt tìm kiếm cao trên website để tối ưu hoá và tiết kiệm chi phí.
(Nguồn: Google)
Cuối cùng, hãy bắt đầu với FAQs (Frequently Asked Questions). Khi khách hàng bắt đầu tìm kiếm bằng giọng nói, hãy sử dụng quy tắc 5W1H (What – When – Where – Why – We – How). Khách hàng sẽ luôn muốn có được thông tin một cách nhanh và chính xác nhất nên họ cũng sẽ sử dụng quy tắc này. Để tăng thứ hạng web, bạn có thể đặt tiêu đề bắt đầu với các từ này và trả lời một cách rõ ràng, ngắn gọn nhất cho họ. Đây cũng là một trong những cách tăng cường trải nghiệm người dùng hiệu quả nhất với các công cụ tìm kiếm bằng giọng nói.
Writer: Duyên Phạm