Câu chuyện của ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) mùa dịch COVID-19 đang diễn ra như thế nào? Liệu các marketer và doanh nghiệp có thể biến thách thức này thành cơ hội? Chiến lược marketing đang được các doanh nghiệp vận dụng ra sao? Hãy cùng Content Marketing Agency đánh giá tổng quan thị trường và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp thích ứng và bứt phá mùa dịch.
- Livestream – chìa khoá giúp nhãn hàng thúc đẩy doanh số
- Meme Marketing – Hơn cả một xu hướng
- Podcast – Tấm “phao an toàn” cho thương hiệu giữa đại dịch
- Bắt trend nhanh – 4 lý do vì sao doanh nghiệp chọn music marketing?
1. Ngành FMCG mùa dịch COVID-19 – Biến động do xu hướng tích trữ của người tiêu dùng
Nhu cầu mua sắm và xu hướng tiêu dùng thay đổi
Bắt đầu thời điểm chính phủ công bố chính thức dịch truyền nhiễm tại Việt Nam (01/02/2020) và ca nhiễm số 17 xuất hiện (06/03/2020), nhu cầu mua sắm lương thực – thực phẩm và hàng hóa thiết yếu tăng cao đột biến, tạo nên sự chênh lệch về thị phần ngành hàng FMCG. Đặc biệt với tình hình dịch bệnh kéo dài đến năm 2021 như hiện nay, ngành hàng FMCG vẫn ghi nhận sự tăng trưởng về doanh thu lớn do tâm lý mua hàng tích trữ trước những quy định giãn cách của chính phủ.
(nguồn: Deloitte)
Theo báo cáo T2/2021 về Hành vi người tiêu dùng 2021 của Deloitte, người dân có xu hướng dành nhiều ưu tiên hơn cho các mặt hàng trong danh mục nhu yếu phẩm trong ngân sách chi tiêu hàng tháng của gia đình. So với năm 2019, chi mua thực phẩm (bao gồm thực phẩm chế biến sẵn, tươi sống và đồ hộp) tăng từ 34% lên 42%, chi phí nhà ở & tiện ích cũng tăng từ 7% lên 12% . Những thay đổi này trong hành vi tiêu dùng nhiều khả năng là do ảnh hưởng của việc người dân phải tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội, chẳng hạn như ở nhà nhiều hơn hoặc tự nấu ăn.
(nguồn: Kantar)
Theo báo cáo về sự thay đổi trong giỏ hàng người tiêu dùng T2/2020 của Kantar, mặt hàng thực phẩm đóng hộp, đông lạnh, chế biến sẵn, và các sản phẩm từ sữa có mức tăng lên đến 2,5 lần so với dự báo trong cùng thời kỳ vì nhu cầu tích trữ cao, ưu tiên các thực phẩm có khả năng bảo quản lâu hơn. Tiếp theo là sự ưu tiên đến các sản phẩm chăm sóc vệ sinh và sức khỏe cá nhân, đồ dùng gia đình cũng tăng trưởng gấp đôi.
Ngược lại, thị trường đồ uống lại giảm mạnh, đặc biệt là các nhãn hàng thức uống có gas, có cồn khi mặt hàng này không còn ở vị trí ưu tiên trong giỏ hàng của người tiêu dùng nữa
Kênh phân phối và bán hàng
Đại dịch COVID-19 không chỉ tác động mạnh mẽ đến thị trường hàng hóa, mà còn thay đổi thói quen và sự lựa chọn về kênh mua sắm của người tiêu dùng. Nếu như các trung tâm thương mại buộc phải đóng cửa hoặc rút ngắn thời gian hoạt động trong ngày, những khu chợ truyền thống tiềm ẩn các nguy cơ lây nhiễm vì khó khăn trong việc kiểm soát vệ sinh thì các trang web mua sắm trực tuyến, siêu thị, siêu thị mini đang được ưa chuộng hơn cả. (Nguồn: Kantar)
An toàn, nguồn cung lớn và đa dạng, sản phẩm đảm bảo nguồn gốc, lượng khách hàng ổn định và hạn chế tiếp xúc gần, các chương trình hỗ trợ và giao hàng tận nhà,…chính là những đặc điểm khiến các kênh phân phối hiện đại ghi điểm trong mắt người tiêu dùng giữa thời kỳ dịch bệnh. Trong bối cảnh giãn cách xã hội, việc ở nhà nhiều khiến người tiêu dùng có xu hướng mua sắm trên các sàn TMĐT nhiều hơn.
Đặc biệt, sự quan tâm của người Việt đối với các lễ hội mua sắm cuối năm tiếp tục được đẩy mạnh khi mà những ngày hội mua sắm “săn sale” (như 7/7, 8/8, 9/9…) trở nên ngày càng quen thuộc, đem lại doanh thu gấp 3 lần cho ngành hàng FMCG so với năm 2020 (theo báo cáo của Kantar).
(Nguồn: Kantar)
2. Đâu là chiến lược marketing cho các doanh nghiệp FMCG?
(Nguồn: Google)
Trong thời buổi các ngành dịch vụ khác gặp khó khăn, FMCG vẫn là ngành có chỉ số tăng trưởng chung khả quan. Nhận thức rõ lợi thế của mình, các doanh nghiệp cần phải tận dụng thời gian tối đa, tích cực triển khai các hoạt động marketing phù hợp để giữ được sức nóng thương hiệu và tiếp tục thu hút chân khách hàng.
(Nguồn: Google)
Cơ hội vàng để quảng bá hình ảnh thương hiệu
Bản thân FMCG đã là một ngành “phản ứng nhanh” nên trong cơn sóng COVID-19 này chắc chắn sẽ là các thương hiệu tiên phong trong các chiến dịch marketing. Với những nhóm sản phẩm đang có cơ hội tăng trưởng mạnh (sản phẩm vệ sinh, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe) thì đây không chỉ là cơ hội để bán hàng mà còn là thời điểm vàng để quảng bá hình ảnh thương hiệu. Gắn sản phẩm với các thông điệp truyền thông mùa dịch, khẳng định lại tuyên ngôn và sứ mệnh của thương hiệu là những điều các marketers nên làm đầu tiên.
(nguồn: Google)
Tuy nhiên cần lưu ý là trong giai đoạn đầu khi dịch bệnh còn căng thẳng, các cuộc thảo luận trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội đa số sẽ xoay quanh tình hình dịch bệnh.
Các doanh nghiệp có thể cân nhắc tiến hành các chương trình CSR để chia sẻ trách nhiệm xã hội, với phong trào cùng cả nước chung tay quyết chiến đại dịch. Tùy vào tính chất sản phẩm mà các marketer sẽ có những ý tưởng mới và cũng đừng quên tận dụng các trào lưu mới để tăng mức độ lan tỏa.
Một số chiến dịch nổi bật gần đây có thể kể đến như “Xây dựng 100 trạm rửa tay dã chiến – Vì một Việt Nam khỏe mạnh” của Lifebuoy. Thông qua cuộc thi cover dance vũ điệu rửa tay “Ghen Cô Vy 2.0”, Lifebuoy đã thu hút hơn 57.000 video, 209.000 lượt chia sẻ từ người dùng và xây dựng hơn 100 trạm rửa tay dã chiến để cùng cộng đồng chống Covid-19.
Trạm rửa tay chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 của LifeBuoy (Nguồn: Google)
Hay như chiến dịch Vẽ Lên Niềm Tự Hào Việt Nam do Biti’s Hunter khởi xướng cùng cộng đồng sáng tạo với mong muốn lan tỏa tinh thần Việt quyết chiến đại dịch.
(Nguồn: Google)
Đẩy mạnh hoạt động trên kênh Digital
Digital vẫn luôn là một mảnh đất màu mỡ cho các thương hiệu muốn tiếp cận đến người tiêu dùng đa điểm chạm, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch, người dùng có xu hướng online nhiều hơn nên các kênh digital càng phát huy tối đa thế mạnh.
(nguồn: Google)
(1) Social media: Mạng xã hội giờ đây không chỉ là một nơi để giải trí mà còn là nguồn cập nhật tin tức quan trọng. Với thời lượng dành cho mạng xã hội tăng đáng kể trong mùa dịch, thương hiệu nên chú trọng đầu tư xây dựng nội dung đa dạng, với các format mới, hoặc khám phá thêm những kênh tiềm năng như TikTok. Đừng quên tận dụng các trend như điệu nhảy Ghen Cô Vy, hashtag #StayHome… sáng tạo nội dung của riêng mình; hoặc khuyến khích người dùng tương tác với thương hiệu nhiều hơn qua các thử thách mới.
(nguồn: Google)
(2) Online Banner/ Gian hàng online: Thời gian giải trí của mọi người đang tăng lên đáng kể tạo cơ hội cho việc đẩy mạnh quảng cáo hiển thị. Một điểm cần lưu ý là nên đầu tư vào nội dung và hình ảnh để mang đến thông điệp liên quan nhất với tình hình và nhu cầu mới của khách hàng; cũng như kết hợp với chương trình ưu đãi (hoặc thông điệp CSR) để tăng động lực mua hàng
(nguồn: Google)
(3) SEO và content marketing: Dịch bệnh kéo dài có thể được xem như một khoản nghỉ dài để bạn tái định hình lại chiến lược nội dung và SEO của sản phẩm, vì đây là những hoạt động marketing dài hơi. Với nỗ lực tối ưu SEO và làm nội dung marketing thu hút làm mới nội dung ngay lúc này, thương hiệu sẽ thu hút được sự chú ý từ người tiêu dùng sẽ sẵn sàng cho những cơ hội mới ngay sau khi mùa dịch kết thúc.
(nguồn: Google)
Duy trì sự hiện diện của thương hiệu trên các kênh hiện có
Theo xu hướng dịch chuyển của các kênh bán ngành FMCG mùa dịch, các marketer nên cân đối ngân sách, đầu tư cho các kênh bán hàng hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi) và thương mại điện tử.
(nguồn: Kantar)
Sau mùa đại dịch, dự kiến thị phần của các trang thương mại điện tử sẽ tăng trưởng vượt bậc và sẽ trở thành một trong kênh phân phối hàng hóa chủ chốt đối với các doanh nghiệp FMCG. Với sự tiện dụng, dễ dàng mua sắm, hạn chế tương tác trực tiếp, kênh O2O (Online to Offline) và hệ thống giao nhận hàng hóa đã thực sự thỏa mãn nhu cầu mua sắm của khách hàng trong tình hình hiện tại.
(nguồn: Google)
Riêng với các sản phẩm đang có xu hướng giảm tốc trong mùa dịch (quần áo, đồ chơi, đồ gia dụng) thì một gợi ý nhỏ là bạn có thể chọn một thông điệp tích cực, thiên về branding hơn là thúc đẩy doanh số để vẫn tiếp tục tương tác với khách hàng. Nếu có thể hãy lồng ghép hình ảnh thương hiệu với các trào lưu chia sẻ như #StayHome để lan tỏa tinh thần lạc quan trong mùa dịch.
(Nguồn: Kênh 14)
Thấu hiểu được nhu cầu của các doanh nghiệp FMCG với cuộc đua về đích trong tâm trí người tiêu dùng, Content Marketing Agency cung cấp các giải pháp marketing đa nền tảng, đảm bảo mức độ chuyên môn cũng như phủ sóng và lan tỏa hình ảnh của doanh nghiệp trên đa nền tảng digital như các gói eMagazine và gói sản phẩm WeBuy– giải pháp truyền thông giúp nhãn hàng tăng doanh thu nhờ hệ thống KOLs, KOCs review. Click để tìm hiểu thêm ngay nhé!