Email Marketing: 4 “mẹo” khiến khách hàng háo hức đọc ngay

Viết bài Tiffany 09:22 - 15/10/2019

Email luôn là chiến lược marketing có chi phí hợp lý và đáng tin cậy. Phương pháp này đã được kiểm chứng hiệu quả: Giúp công ty tăng độ liên kết với khách hàng và tăng doanh số. Tuy nhiên, mỗi email marketing đều đang “bước vào” cuộc cạnh tranh gắt gao, không chỉ bởi nhiều email khác mà còn từ các kênh truyền thông mới. Có một sự thật là ngay cả các marketer lẫn người dùng đều ít quan tâm đến việc check email hàng ngày.


Email luôn là chiến lược marketing có chi phí hợp lý và đáng tin cậy. Phương pháp này đã được kiểm chứng hiệu quả: Giúp công ty tăng độ liên kết với khách hàng và tăng doanh số. Tuy nhiên, mỗi email marketing đều đang “bước vào” cuộc cạnh tranh gắt gao, không chỉ bởi nhiều email khác mà còn từ các kênh truyền thông mới. Có một sự thật là ngay cả các marketer lẫn người dùng đều ít quan tâm đến việc check email hàng ngày.

Rõ ràng, điều đó cần được thay đổi. Kiril Rachev, Giám đốc Tư vấn, và Michael Sciano, Quản lý Marketing Sản phẩm tại Adobe Campaign đã khẳng định về tầm quan trọng của việc tập trung tạo nên những chiến dịch email marketing đặc biệt, gây được ấn tượng tốt với khách hàng. Và dưới đây là một vài bí quyết thành công từ các doanh nghiệp, sẽ khiến khách hàng của bạn lựa chọn và mở email ngay khi nhận.

  1. Đánh giá mức độ hoàn thiện của mô hình email marketing hiện tại

Trước khi cùng bàn luận về các chiến dịch mới, hãy đánh giá mức độ hoàn thiện của mô hình email mà bạn đang áp dụng. Chúng ta có thể chia thành 3 dạng như sau:

Classic Email: Bao gồm các email gửi hàng loạt (batch & blast), các chiến dịch chào mừng và những email được cá nhân hóa. Đây là những email nền tảng mà mọi nhãn hàng đều nên áp dụng.

Dynamic Email: Những email này tập trung vào các đơn hàng đang bị bỏ dở, email retargeting tự động và email tích hợp đa kênh.

Contextual Email: Loại email cao cấp này liên quan đến quá trình mua hàng của người dùng và có nội dung dựa vào thời gian mở email và các yếu tố bên ngoài khác.

Dù mỗi loại email trên được đánh giá ở các mức độ hoàn thiện khác nhau, song một chiến dịch email toàn diện nên bao gồm tất cả các loại trên. Doanh nghiệp nào cũng cần có những email nền tảng, để từ đó các email còn lại sẽ giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi và gia tăng doanh số hiệu quả hơn. 

  1. Cá nhân hóa email marketing để tăng tính liên kết và sự trung thành thương hiệu

Nền tảng của mọi hoạt động marketing là cá nhân hóa tối đa mọi cuộc trò chuyện với khách hàng. Việc đó không chỉ đơn giản là bạn sử dụng tên của khách hàng, mà còn là áp dụng các thông tin ngoại cảnh để email của bạn đạt được hiệu quả tối đa. Điều đó thu hút khách hàng của bạn mở và đọc nội dung email.

“Nội dung email của bạn càng được cá nhân hóa thì doanh nghiệp bạn nhận được càng nhiều lợi nhuận.”

Khi mà kỳ vọng của khách hàng càng tăng cao thì các doanh nghiệp cũng cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc cá nhân hóa email, từ những tương tác đầu tiên với khách hàng. Bạn nên bắt đầu ngay từ email chào mừng – nơi bắt đầu cuộc trò chuyện của bạn với khách hàng. 

Như ở email chào mừng dưới đây, nhãn hàng Garmin đã gây ấn tượng đầu tiên bằng việc nhấn mạnh sự quan trọng của khách hàng đối với họ.

email marketing

Garmin đã hỏi các thông tin về sở thích của khách hàng để xem họ quan tâm tới ô tô, thể thao, giải trí, các hãng hàng không hay chủ đề nào khác. Khách hàng sẽ được đưa tới trang đích của hãng để thực hiện khảo sát. Từ đó, Garmin có thể sử dụng những thông tin thu thập được để đặt mục tiêu và phân loại. 

Subaru còn gửi cho khách hàng một trang chào mừng và tìm hiểu xem họ muốn đăng ký theo dõi nội dung gì trên trang tạp chí online của họ. 

email marketing

Email của hãng Ulta là một ví dụ tiêu biểu cho Contextual Email. Dựa vào công nghệ, Ulta gửi cho người dùng thông tin về số điểm hiện tại của họ và họ cần bao nhiêu điểm nữa để đạt được hạng mức tiếp theo. Khách hàng sẽ dễ dàng theo dõi được hồ sơ của mình với thông tin được cập nhật liên tục.

email marketing

Trên đây là những ví dụ mà doanh nghiệp bạn hoàn toàn có thể áp dụng để tạo được một email khiến người đọc cảm thấy mình được quan tâm.

  1. Củng cố hành trình mua hàng bằng những tương tác thích hợp

Những email với nội dung phù hợp và được cá nhân hóa sẽ tăng tỉ lệ chuyển đổi của bạn lên đến 4 lần. Để tạo được những email như thế, bạn cần nắm vững quá trình mua của khách hàng để có thể đưa đến cho họ nội dung phù hợp vào thời điểm thích hợp.

Dưới đây là một ví dụ. Micheal là một khách hàng vừa mua điện thoại ở trang Verizon. Ngay lập tức, anh ấy nhận được email từ Verizon hướng dẫn anh thực hiện các bước tiếp theo và những thông tin hữu ích về thiết bị mới mà anh sở hữu, như: phụ kiện, bảo hiểm và số hợp đồng.

“Verizon thấu hiểu toàn bộ quá trình tương tác của khách hàng, vì ngay từ khi tôi mở điện thoại lên thì email là thứ đầu tiên tôi nhận được.”

email marketing

Vào ngày sinh nhật, khách hàng cũng nhận được email chúc mừng cùng các ưu đãi. Các marketer nên đảm bảo rằng những ưu đãi đó ấn tượng và phù hợp với khách hàng.

“Người dùng của bạn thực sự muốn nhận được những thông tin gì và bạn có thể làm gì để khiến khách hàng ngạc nhiên?” Ví dụ, vào ngày sinh nhật khách hàng, khách sạn Marriot gửi tặng một đêm miễn phí. Đối với một khách hàng thường xuyên, thì đây là một món quà rất ý nghĩa và hữu dụng.

Nhãn hàng Sephora thì xác định chu kỳ mua hàng của người dùng với những sản phẩm khác nhau và gửi họ thư nhắc nhở khách hàng mỗi khi họ cần có sản phẩm mới thay thế. Email này giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi ở các kênh khác khi dẫn khách hàng trực tiếp tới kênh mua sẵn online hay cung cấp chỉ đường tới cửa hàng gần nhất của họ.

Bắt đầu từ việc vạch rõ từng quá trình mua của khách hàng, từ đó tìm hiểu xem với mỗi bước, marketer nên cung cấp thông tin tương tác thế nào cho phù hợp. Hãy tạo một trải nghiệm toàn diện từ A đến Z cho khách hàng, thu thập thông tin để hỗ trợ họ và chỉnh sửa các thông điệp phù hợp. Bạn hoàn toàn không cần phức tạp hóa vấn đề để xây dựng nên một chiến dịch email hiệu quả.

  1. Tích hợp nội dung đa kênh để tạo thêm bối cảnh cho email và tạo nên trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng

Khách hàng không chỉ tương tác với thương hiệu qua email. Họ còn ghé thăm các website, mạng xã hội và các ứng dụng. Tuy nhiên trong một vài doanh nghiệp, các phòng ban lại tách rời nhau nên đội ngũ marketing không được đồng bộ thông tin và có khi công việc bị chồng chéo lên nhau. Để quản lý được toàn bộ các kênh không có nghĩa là các Marketer phải đi đến từng kênh một và chắp vá thông tin với nhau.

Taylor Guitars là một ví dụ điển hình cho việc email giúp tăng tương tác trên mạng xã hội. Các nghệ sĩ thường chơi nhạc trên ứng dụng Facebook Live. Taylor Guitar sẽ gửi email cho những khách hàng đã đăng ký để khuyến khích họ tham gia Facebook Live và xem chương trình. 

Một ví dụ khác là Oregon Community Credit Union (OCCU). Năm ngoái, họ ra mắt một chương trình mới cho Credit card (thẻ tín dụng) và đặt mục tiêu có thêm 400 khách hàng mới. Chiến dịch marketing của họ bao gồm những email được cá nhân hóa, chứa đường link thông tin về ưu đãi mở thẻ cho từng đối tượng khách hàng, dẫn đến những trang đích cũng được cá nhân hóa cho mỗi người. Tại đó, khách hàng sẽ nhận được thông tin về lãi suất và hạn mức từ bên thứ ba – đơn vị cung cấp dữ liệu. Nội dung này cũng được gửi trong những hòm thư trực tiếp tới người dùng.

“Tất cả các kênh đều tương tác và ảnh hưởng tới nhau”.

Kết quả là họ đã đạt được doanh số cao gấp 236% mục tiêu đề ra. Đây là minh chứng cho mức độ hiệu quả của việc tích hợp nội dung đa kênh để tạo được chiến dịch email thành công. Hãy khai thác tối đa từng công cụ bạn sử dụng với đối tác, trên các mạng xã hội và tất cả kênh marketing để có thể đem đến những thông điệp email hiệu quả.

Là một marketer, hẳn là bạn đã từng cố gắng viết những email để tăng từng click hay tỉ lệ chuyển đổi. Giờ đây, với các nhãn hàng, bạn cần có chiến lược đúng đắn cùng những công cụ giúp tăng tính cá nhân hóa để tạo ra được email hữu dụng. Bạn sẽ thấy được rằng đây là một khoản đầu tư hoàn toàn có giá trị khi thông điệp muốn truyền tải của bạn sẽ không còn nằm trong hòm thư rác của khách hàng nữa.


Bài viết liên quan