Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về các yếu tố liên quan đến người có ảnh hưởng và giải thích cách mà các chương trình quảng cáo kết hợp với họ. Khía cạnh nào là tiêu chuẩn cho marketers lựa chọn người có ảnh hưởng phù hợp với các chương trình affiliate marketing (tiếp thị liên kết) và đâu là những yếu tố tạo nên một chương trình tiếp thị liên kết cùng KOLs hoàn hảo?
- Livestream – chìa khoá giúp nhãn hàng thúc đẩy doanh số
- Meme Marketing – Hơn cả một xu hướng
- Podcast – Tấm “phao an toàn” cho thương hiệu giữa đại dịch
- Bắt trend nhanh – 4 lý do vì sao doanh nghiệp chọn music marketing?
Influencers Affiliate Marketing (Chương trình tiếp thị kết hợp với người có ảnh hưởng) là một hiện tượng tương đối mới, chưa được phát huy sức ảnh hưởng trước khi mạng xã hội trở thành “một phần không thể thiếu”. Hiểu đơn giản hơn, người có ảnh hưởng là người hoạt động tích cực trên các nền tảng MXH, có khả năng thu hút khán giả và tác động đến hành vi tiêu dùng/ thay đổi suy nghĩ của họ.
(Nguồn: Google)
Key Opinion Leaders – KOLs, là một thuật ngữ khác thường bị nhầm lẫn với Influencers. Tuy cùng chỉ những người có sức ảnh hưởng, tuy nhiên lĩnh vực hoạt động của KOLs không chỉ giới hạn trên các nền tảng MXH, KOLs thường là những người nổi tiếng hoặc người có chuyên môn cao trong một lĩnh vực mà bản thân họ đang hoạt động. Trong khi đó, Influencer là bất cứ cá nhân có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến cộng đồng thông qua mạng xã hội, mỗi influencer đều có tầm ảnh hưởng nhất định trong ngành nghề họ theo đuổi và có cộng đồng fans ủng hộ mạnh mẽ. Influencer thường là những streamer, vlogger, blogger, mẫu ảnh tự do, hot girl…
(Nguồn: Google)
Vậy tại sao và những yếu tố nào khiến Influencers lại có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn KOLs trong chương trình Affiliate Marketing của nhãn hàng?
Mặc dù trong hầu hết các chương trình liên kết, những Influencers tham dự chỉ được trả hoa hồng những chuyển đổi thành công thành hành vi click, nhưng họ cũng đóng góp vào việc nâng cao nhận thức về thương hiệu bằng cách quảng bá sản phẩm. Đây là một lợi ích gián tiếp và không thể đo lường giá trị tiền tệ mà doanh nghiệp sẽ nhận được khi kết hợp với những người có sức ảnh hưởng.
(Nguồn: YouNet Media)
Tiếp thị liên kết là một hình thức “tiếp thị truyền miệng” kiểu mới trong đó việc tạo khách hàng mới dựa trên một đội ngũ bán hàng không thuộc về doanh nghiệp mà chính là những người có ảnh hưởng được nhãn hàng hợp tác với hoạt động Affiliate Marketing.
(Nguồn: Google)
Đối tác liên kết có nhiều dạng, một số từ nội bộ doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm cho khách hàng hoặc người quen của họ, trong khi những người khác có thể là những người có ảnh hưởng trực tuyến, những người đã tạo dựng thương hiệu cá nhân và có lượng theo dõi lớn trên mạng xã hội. Thông thường, những người có ảnh hưởng có tác động lớn hơn đến việc thúc đẩy khách hàng có hành động tiếp cận và tìm hiểu nhãn hàng vì họ cho độc giả cảm giác gần gũi thân thiện.
(Nguồn: Katalon Việt Nam)
Nhưng lợi ích tiềm năng của tiếp thị liên kết với người ảnh hưởng phụ thuộc vào thị trường ngách mà doanh nghiệp hướng đến và những kiểu người có ảnh hưởng cụ thể mà nhãn hàng muốn kết hợp. Ví dụ với sản phẩm SaaS (sản phẩm dịch vụ công nghệ) như Katalon, sẽ cần những người có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực công nghệ và thực sự có thể đưa ra những kiến thức và nhận định đúng đắn về sản phẩm. Và kết quả cuối cùng để đo lường của một chương trình tiếp thị chính là doanh số thực tế của việc bán sản phẩm.
Cùng Content Marketing Agency tìm hiểu kỹ hơn những lợi thế của hình thức hợp tác này và cách các nhãn hàng có thể tối ưu hóa chương trình tiếp thị liên kết
Social Proof – Gia tăng niềm tin trên MXH
(Nguồn: Google)
Sức mạnh của những người có ảnh hưởng được xây dựng dựa trên niềm tin. Những người theo dõi mong muốn những người có ảnh hưởng phải minh bạch và chỉ quảng cáo những sản phẩm hữu ích mà họ sẽ tự trải nghiệm. Điều này làm tăng uy tín cho những người có ảnh hưởng trên MXH khi họ thực hiện đánh giá về một sản phẩm nào đó, từ đó có thể gia tăng lượt tìm kiếm hoặc thậm chí tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng thành doanh số thực tế cho nhãn hàng.
Nội dung tương tác đa chiều
(Nguồn: Google)
Những người có ảnh hưởng đều hướng đến việc xây dựng sự hiện diện thông qua nội dung thu hút khán giả của họ. Nội dung này có thể ở dạng bài viết blog, bài đăng trên mạng xã hội, video YouTube hoặc podcast. Các nhãn hàng thông qua việc kết hợp với những người có sức ảnh hưởng sẽ giúp cho sản phẩm được quảng bá trên đa nền tảng và đa dạng nội dung truyền tải, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng hơn.
Quảng cáo chân thật (authentic promotion)
(Nguồn: Google)
Nội dung do người dùng tự sáng tạo, UGC, có sức lan truyền rất mạnh mẽ vì nó dựa trên thông tin chi tiết, xác thực từ những người thực sự sử dụng sản phẩm. Khi ra mắt một sản phẩm, nhãn hàng thường tìm kiếm những người tiêu dùng là influencers để gửi cho họ những sample hoặc demo sản phẩm trải nghiệm. Điều này dẫn đến việc những người có ảnh hưởng tạo ra các hướng dẫn sử dụng hữu ích, công thức, cách thực hiện, đánh giá và so sánh sản phẩm cho người mua tiềm năng trên nền tảng MXH mà họ tiếp cận. Kết quả thu được là một chuỗi những người theo dõi của họ cũng bắt đầu sử dụng sản phẩm và viết review tạo ra chuỗi phản ứng lan truyền.
Khai thác thêm những thị trường mới
(Nguồn: Google)
Với lượng người theo dõi sẵn có, influencers có thể đăng bài về sản phẩm/ chương trình ưu đãi của bạn trước những đối tượng mục tiêu mà bạn không thể tự mình tiếp cận. Hoặc ngay cả khi bạn đã tiếp cận họ, thì nguồn quảng cáo đến từ những người có ảnh hưởng vẫn được khách hàng mục tiêu tin tưởng hơn Đặc biệt, với micro influencers, bạn có thể tiếp cận các đối tượng phù hợp với thị trường ngách của thương hiệu và có cơ hội tốt để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
(Nguồn: Google)
Mặc dù có nhiều tiềm năng trong việc hợp tác nhưng nhược điểm là những người có ảnh hưởng nổi tiếng là khó tiếp cận. Nhưng không phải là không thể, nếu lời đề nghị của bạn hấp dẫn và có điểm nổi bật trong thị trường ngách.
Những bước thương hiệu cần làm để lựa chọn đúng influencers cho chiến dịch của mình
Xác định rõ ràng mục tiêu và KPI thương hiệu muốn đạt được trong chiến dịch tiếp thị này. Và trong hầu hết các trường hợp, mục tiêu chính là tăng doanh số bán hàng. Rõ ràng là cam kết KPI dựa trên đầu leads (lượt tìm kiếm/ hành vi tìm kiếm đổ về) hoặc số lượt đăng ký dùng thử dễ dàng hơn nhiều. Tuy nhiên nhãn hàng cần tránh những influencers không đặt cam kết KPI về lượng doanh thu sẽ chuyển đổi như vậy vì chính doanh số thực tế mới đem lại nguồn lợi nhuận cho nhãn hàng.
Mặc dù có các mục tiêu phụ như xây dựng nhận thức về thương hiệu và thúc đẩy lưu lượng truy cập hoặc khách hàng tiềm năng, nhưng giá trị bằng tiền của những chỉ số đó rất khó đo lường. Chỉ khi đó là những khách hàng cực kì tiềm năng và có khả năng mua hàng cao thì tỷ lệ chuyển đổi thành doanh số thực tế mới gia tăng.
Phân biệt những dạng influencers phổ biến
Trước khi thực hiện bất kỳ chiến dịch quảng cáo hợp tác nào, nhãn hàng cũng cần đưa ra những tiêu chí để lựa chọn người có sức ảnh hưởng phù hợp. Một số tiêu chí phổ biến như:
- Số lượng người theo dõi
- Tương tác trên mạng xã hội
- Lưu lượng truy cập trang web
- Xếp hạng / thẩm quyền tên miền
- Tỷ lệ liên quan
(Nguồn: Google)
Nano – Influencers
Trên mạng xã hội, họ có khoảng 1000 – 10.000 người theo dõi. Hoặc họ có thể là những người viết blog trên các trang web có truy cập cao, có các bài viết chuyên sâu nhận được đề cập, gắn backlinks (các link chia sẻ lại) và có fanpage/ trang blog chia sẻ lại trên mạng xã hội. Hoặc họ có thể có một lượng nhỏ người theo dõi trên podcast hoặc kênh YouTube của họ. Lượng người theo dõi ở mức trung bình giúp họ xây dựng content chia sẻ chân thực gaanf gũi hơn với độc giả.
Micro – Influencers
Nhóm thứ hai thường có từ 50.000 – 100.000 người theo dõi trên mạng xã hội. Mặc dù họ có thể có ít tương tác 1-1 với người theo dõi hơn nano-influencers, nhưng họ đã bù đắp điều đó bằng phạm vi tiếp cận lớn hơn. Trong hoạt động tiếp thị, những người có ảnh hưởng này thường có công ty quản lý riêng nhưng nhiều người trong số họ vẫn mở rộng quan hệ đối tác liên kết với các công ty khác, đặc biệt nếu họ đã quen thuộc với sản phẩm của bạn hoặc đã sử dụng sản phẩm đó.
Macro-Influencers
(Nguồn: Advertising Việt Nam)
Nhóm thứ ba có lượng người theo dõi lớn trên các kênh xã hội, hơn 100.000 và thường không chỉ tập trung vào một thị trường ngách. Họ có thể là những tác giả đã xuất bản hoặc những nhân vật nổi tiếng trên YouTube, những người thường nằm ngoài khả năng tiếp cận vì họ thường gây dựng hình ảnh cá nhân theo 1 cộng đồng cụ thể và không phải nhãn hàng nào cũng có thể có sản phẩm phù hợp để hợp tác và do đó không phải là mục tiêu lý tưởng cho các mối quan hệ đối tác liên kết. Trừ khi họ tình cờ hoạt động trong thị trường ngách của bạn và có chuyên môn phù hợp.
KOLs (Key Opinion Leaders)
(Nguồn: Google)
Như đã đề cập, KOLs thường có tính chất chuyên môn cao hơn và ít quan tâm hơn đến các chỉ số truyền thông xã hội của họ. Tuy vậy, ý kiến của họ được đánh giá cao, điều này khiến họ có ảnh hưởng lớn đến hành vi của khách hàng tiềm năng. Họ được tin tưởng hơn và có xu hướng chỉ đồng ý quan hệ đối tác nếu họ thực sự hiểu về sản phẩm, sử dụng và cảm thấy sản phẩm đó mang lại nhiều giá trị cho người tiêu dùng mà họ giới thiệu.
Tuy nhiên việc kết hợp với các KOLs lớn phù hợp hơn với những thương hiệu có khả năng và sẵn sàng chi trả chi phí hợp tác lớn. Tuy nhiên với những nhãn hàng lớn như vậy họ thường có đội KOLs in-house riêng hoặc là đối tác quen thuộc để có xây dựng chương trình quảng cáo đa dạng nội dung và hình thức.
(Nguồn: Google)
Nếu doanh nghiệp của bạn đang tự hỏi làm thế nào để kết hợp cùng KOLs và Influencers vào chiến lược marketing của mình, hoặc đang cân nhắc xem có đáng để thử hay không? Content Marketing Agency hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định cho thương hiệu của mình. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm hoặc quan tâm đến các chiến lược truyền thông giúp tăng nhận diện thương hiệu thông qua cộng đồng influencers, tham khảo ngay Gói giải pháp của chúng tôi tại ĐÂY
Writer: Thu Hà