Interactive Content formats: Cách thương hiệu “đối thoại” với người dùng số (P2)

Viết bài Lê Hương Giang 19:52 - 30/09/2021

Trong những dạng Interactive Content đã được đề cập ở bài trước, ví dụ như câu đố, bảng hỏi,… và các nội dung có thể thay đổi cách trình bày để mang tính tương tác hơn (ví dụ như sách điện tử, infographics,…). Ở phần 2 này Content Marketing Agency tiếp tục mang đến cho các bạn những nội dung Interactive Content sáng tạo khác đang được các nhãn hàng sử dụng để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.

8. Bảng hỏi (Questionnaires)

Bảng hỏi là một dạng Interactive Content gần tương tự với câu đố, nhưng nhìn chung thì có ngôn ngữ nghiêm túc và nội dung chuyên sâu hơn. Mục đích của bảng hỏi không chỉ để giải trí mà chủ yếu là để giúp đỡ người tiêu dùng trong hành trình mua sắm của họ.

(Ảnh: Rock Content)

Bảng hỏi có thể giúp khách hàng xác định nhu cầu của mình, sau đó đưa ra các giải pháp mà họ có thể thể áp dụng để giải quyết vấn đề. Bằng cách này, nhãn hàng có thể thu thập dữ liệu về người dùng để xác định và hiểu rõ hơn nhu cầu khách hàng. Dựa vào đó, nhãn hàng sẽ quyết định nên sử dụng các phương pháp marketing và đẩy bán nào cho phù hợp.

Ví dụ, hình ảnh phía trên là một bảng hỏi của Merrill Datasite. Bảng hỏi này giúp công ty xác định được nhu cầu quản lý hợp đồng của khách hàng thông qua 6 câu hỏi chiến lược. Cuối cùng, sau khi hoàn thành bảng hỏi, người dùng sẽ cung cấp dữ liệu của họ để nhận được kết quả và những gợi ý giải pháp từ công ty.

9. Thư viện thông tin (Resource Library)

Thư viện thông tin là nơi tập hợp các nội dung mà công ty đã sản xuất cho các chiến lược Content Marketing. Thay vì đưa ra một loạt danh sách các đường link để người dùng truy cập thông tin, nhãn hàng hoàn toàn có thể tạo riêng một trang tương tác để giúp khách hàng dễ dàng tìm được những gì họ muốn.

(Ảnh: Rock Content)

Đây là những gì Symantec đã làm với thư viện thông tin. Trong đó, các nguồn tài liệu được chia thành các danh mục và cũng bao gồm các khu vực truy cập bị hạn chế.

10. Tìm kiếm giải pháp (Solution finder)

Dạng nội dung Solution finder cũng có sự tương đồng với các nội dung câu đố hoặc bảng hỏi. Tuy nhiên, mục tiêu của Solution finder hướng đến có phần cụ thể hơn: hướng dẫn người tiêu dùng thông qua các câu hỏi để tìm ra giải pháp phù hợp cho vấn đề của mình.

(Ảnh: Rock Content)

Trang web này là một ví dụ về Solution finder, giúp người tiêu dùng lựa chọn chế độ bảo hành mở rộng phù hợp cho chiếc xe của họ mà không cần phải mô tả một cách nhàm chán bằng từ ngữ. Dựa trên các câu trả lời của mình, khách hàng sẽ được dẫn đến một trang nơi họ có thể đăng ký các gói dịch vụ mà công ty cung cấp.

11. Videos

Video vốn đã là một dạng nội dung hấp dẫn nhờ giao diện sống động và nội dung mang tính truyền tải hơn so với các dạng nội dung tĩnh như văn bản. Song, nhãn hàng vẫn có thể khiến cho các video của mình trở nên thu hút hơn bằng việc tạo ra các cách để khiến người xem chủ động tương tác với nội dung.

Interactive Video của hãng HellPizzaNZ. (Ảnh: Youtube)

Một ví dụ điển hình là YouTube cho phép nhãn hàng chèn các nút tương tác hướng người dùng đến các video khác mà họ có thể muốn xem. Dựa trên tính năng này, một tiệm bánh pizza ở New Zealand đã sáng tạo ra một trải nghiệm tương tác cực kì thú vị cho người dùng trên YouTube. Nội dung của video kể về câu chuyện đi giao bánh pizza của một anh nhân viên trong khi bị rượt đuổi bởi rất nhiều zombie. Người xem sẽ đóng vai trò đưa ra các lựa chọn để giúp anh nhân viên giao được bánh và không bị zombie ăn thịt. Trong suốt câu chuyện, người dùng được mời chọn các giải pháp thay thế hiện lên màn hình và một đường link sẽ đưa họ đến nội dung tiếp theo. Một ý tưởng thật thú vị đúng không nào?

12. Kết quả tìm kiếm (Search results)

Trình bày kết quả khảo sát bằng cách đưa ra các dữ liệu, đồ thị,… có thể khiến cho người đọc cảm thấy nhàm chán. Do đó, việc tạo Interactive Content để trình bày dữ liệu là một cách làm hiệu quả để người đọc dễ dàng nắm bắt thông tin. Một ví dụ thú vị là dự án Selfiecity, khi nghiên cứu cách mọi người chụp ảnh selfie ở các thành phố khác nhau trên thế giới, đã tích hợp các số liệu tìm được vào trang web để người dùng có thể tìm kiếm trực tiếp số liệu mà họ quan tâm dựa trên các yếu tố như khu vực địa lý, dáng chụp, đặc điểm khuôn mặt của người chụp, cảm xúc, v.v… Nhờ đó, bạn có thể tìm kiếm được rất dễ dàng các dữ liệu được thu thập dưới dạng các đồ họa tương tác và hiểu rõ hơn về kết quả tìm kiếm.

(Ảnh: Rock Content)

13. Bản đồ (Maps)

Kể từ khi Google Maps trở thành “app bản đồ quốc dân”, các nội dung dạng bản đồ tương tác ngày càng được các nhãn hàng sử dụng nhiều hơn cho những mục đích khác nhau. Nội dung dạng bản đồ được coi là rất hữu ích để giải trí hoặc cung cấp thông tin, giống như một infographic, nhưng áp dụng với các dữ liệu vị trí địa lý.

(Ảnh: Rock Content)

Một ví dụ có thể kể đến là trong dự án Cocainenomics được nhắc tới ở phần trên, Netflix đã sử dụng một bản đồ tương tác, dựa trên Google Maps, để hiển thị các tuyến đường buôn bán ma tuý trong những thập kỷ gần đây.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang băn khoăn chọn hình thức Interactive Content nào là phù hợp, hãy liên hệ ngay Content Marketing Agency để được tư vấn!

 

Writer: Giang Lê


Bài viết liên quan