Nhiều hành vi tiêu dùng của khách hàng đã thay đổi kể từ khi Covid -19 xuất hiện, trong đó thay đổi rõ rệt nhất nằm ở nhu cầu mua hàng trực tuyến
- Livestream – chìa khoá giúp nhãn hàng thúc đẩy doanh số
- Meme Marketing – Hơn cả một xu hướng
- Podcast – Tấm “phao an toàn” cho thương hiệu giữa đại dịch
- Bắt trend nhanh – 4 lý do vì sao doanh nghiệp chọn music marketing?
Do ảnh hưởng của lệnh giãn cách xã hội, người tiêu dùng hạn chế việc tới các siêu thị và cửa hàng tiện lợi để mua sắm. Thay vào đó, họ dành thời gian mua hàng trực tuyến nhiều hơn. Tại Việt Nam, lượng người sử dụng thương mại điện tử để mua sắm trực tuyến đã tăng tới 57%.
Các chuyên gia marketing dự đoán thói quen tiêu dùng này vẫn sẽ được duy trì khi dịch bệnh qua đi. Điều này cũng kéo theo cơ hội cho các doanh nghiệp thương mại điện tử
Người tiêu dùng mua sắm tần suất thấp hơn nhưng chi nhiều hơn cho một lần mua hàng
Thời điểm tháng 3, khi đại dịch coronavirus bắt đầu lan rộng, các siêu thị đã ghi nhận sự tăng vọt về doanh số bán hàng. Để ngăn chặn một số sản phẩm bị bán hết quá nhanh, như giấy vệ sinh, trứng và mì ống, nhiều siêu thị đã giới hạn số lượng mặt hàng khách hàng có thể mua cùng một lúc.
Phát biểu với BBC, Dave Lewis (Giám đốc điều hành của Tesco – chuỗi cửa hàng bán lẻ nổi tiếng tại Anh) để ý rằng hành vi mua sắm của khách hàng diễn ra với tần suất thấp hơn nhưng chi tiêu cao hơn. Ông dự đoán việc tiêu dùng này có thể duy trì như vậy trong tương lai nếu mọi người thấy được nhiều tiện ích trong việc mua sắm online.
Do khách hàng mua sắm trực tuyến nhiều hơn, doanh nghiệp bán lẻ đứng trước áp lực đảm bảo nguồn cung. Nhìn chung, các siêu thị đã nhanh chóng bắt kịp nhu cầu và có những hoạt động thúc đẩy mua sắm trên Internet. Tại Mỹ, Walmart thông báo họ đang thuê thêm 200.000 công nhân để đảm bảo hiệu suất công việc trong thời gian sắp tới.
Một cuộc khảo sát của Today.com cho thấy hơn 50% người được hỏi nói rằng rút kinh nghiệm từ giai đoạn cao điểm của Covid-19, họ sẽ tiếp tục dự trữ thực phẩm và nhu yếu phẩm trong tương lai. Họ cảm thấy việc mua hàng trực tuyến đem tới nhiều tiện lợi và sẽ rất tiết kiệm nếu như mua nhiều thứ trong cùng một lần.
Ngày 5/5 vừa qua, một số quầy hàng ở chợ Tekka (Singapore) đã tổ chức một buổi livestream trên Facebook. Khách hàng xem livestream tại nhà có thể tương tác ngay với người bán, hỏi về giá cả cũng như đặt mua hàng. Sáng kiến này được bắt nguồn từ chiến dịch Go Healthy, Go Digital của chính quyền địa phương, nhằm mục đích kết nối người mua và người bán trong thời điểm giãn cách xã hội
Cơ hội đến với các doanh nghiệp Thương mại điện tử
Sự bùng nổ của mua sắm trực tuyến do ảnh hưởng của Covid-19 đã dẫn tới nhu cầu mua hàng tăng mạnh trên các trang thương mại điện tử
Việt Nam ghi nhận sự gia tăng lớn nhất khi có đến 57% người tiêu dùng thường xuyên mua hàng trực tuyến. Theo ngay sau là Ấn Độ (55%), Trung Quốc (50%) và Ý (31%) cũng có tăng trưởng mạnh mẽ (theo nghiên cứu từ Ipos – công ty nghiên cứu thị trường và cung cấp giải pháp marketing đa quốc gia)
Sau khi dịch bệnh qua đi, những người tiêu dùng trước đó đã phải vật lộn để mua hàng tại các siêu thị và tạp hóa sẽ trở thành những khách hàng tiềm năng cho các sàn thương mại điện tử
Marketer thấy rằng người dùng đã quen với việc mua hàng trên các trang thương mại điện tử. Trong tương lai, hành vi này vẫn sẽ tiếp tục được duy trì vì đa số người dùng đã tải về ứng dụng và trải nghiệm thực tế sự tiện lợi khi mua hàng online
Một số doanh nghiệp bán lẻ bắt đầu xây dựng kênh bán trực tuyến. Họ tập trung tung ra nhiều chương trình khuyến mại trên các sàn thương mại điện tử để thu hút khách hàng. Nhiều siêu thị, cửa hàng tạp hóa đã mở rộng giao hàng hóa trực tiếp cho khách hàng, thay vì chỉ cung cấp cho các bên phân phối như trước đây
Tại Việt Nam, Shopee vẫn đang dẫn đầu với 43,16 triệu lượt truy cập/ tháng. Quý II ghi nhận tăng trưởng thêm 5,2 triệu lượt truy cập/ tháng, đánh dấu sự phát triển liên tiếp trong 3 quý từ cuối năm 2019. Điều này cho thấy tình hình khả quan của thị trường thương mại điện tử trong tương lai tới
Chỉ trong 3 tháng đầu năm, thương mại điện tử trên thế giới đã trải qua những biến động không ngờ tới do ảnh hưởng của dịch bệnh. Điều này mang đến cơ hội nhưng cũng có không ít thách thức. Các doanh nghiệp nên có những chiến lược lâu dài để đối mặt với tình huống sắp tới, khi dịch bệnh đã qua và cuộc sống trở lại bình thường.