[Nghiên cứu từ Nielsen] – Người Việt đọc tin tức online nhiều hơn & thay đổi hành vi tiêu dùng trong đại dịch Covid-19

Viết bài Tiffany 16:38 - 29/04/2020

Trong mùa đại dịch, 35% người Việt xem tin tức, nội dung online nhiều hơn trước. Nghiên cứu của Nielsen cũng chỉ ra độ quan tâm của người tiêu dùng Việt với từng loại hàng hóa.

Thay đổi trong hành vi tiêu dùng trong đại dịch Covid-19

Qua một cuộc điều tra, Nielsen đã xác định được 6 giai đoạn của hành vi người dùng khi bị ảnh hưởng bởi sự bùng nổ dịch bệnh COVID-19. Hiện tại, Việt Nam đang trải qua giai đoạn đầu tiên “chủ động mua sắm theo kế hoạch bảo vệ sức khỏe” và đang chuyển sang giai đoạn thứ hai là “Tái chủ động quản lý sức khỏe”.

  • 47% người tiêu dùng đã thay đổi thói quen ăn uống
  • 60% đã thay đổi các hoạt động vui chơi & giải trí. 
  • 70% người tiêu dùng đã đánh giá lại các kế hoạch du lịch và nghỉ mát. 
  • Đặc biệt, thu nhập của 44% người tiêu dùng đã bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh
  • Theo khảo sát, 45% người tham gia nói rằng họ dự trữ nhiều thực phẩm hơn tại nhà. 
  • Đối với các kênh phân phối hàng hóa, 50% người tiêu dùng đã giảm hẳn số lần đi tới chợ, siêu thị hay các hàng tạp hóa. Trong đó, 25% người dùng chuyển sang mua sắm online nhiều hơn.

Thay đổi hành vi tiêu dùng trong đại dịch Covid-19 của người Việt

Người Việt có xu hướng quan tâm nhiều nhất & ít nhất tới loại hàng hóa nào trong đại dịch?

Cùng với những thay đổi về mua sắm và hành vi tiêu dùng trong đại dịch Covid-19, độ quan tâm của khách hàng đối với từng loại hàng hóa cũng bị ảnh hưởng.

Việc phải dự trữ đồ ăn tại nhà kéo theo sự gia tăng của các mặt hàng như mì ăn liền (tăng 67%), đồ đông lạnh (tăng 40%) và xúc xích ăn liền (tăng 19%). Đồ ăn và thức uống đóng hộp cũng có chuyển biến tăng nhẹ.

Thị trường cũng chứng kiến tự gia tăng mạnh đến từ các sản phẩm chăm sóc cá nhân (vệ sinh răng miệng (tăng 78%), vệ sinh cá nhân (tăng 45%) và khăn giấy (tăng 35%)) và gia đình do nhu cầu vệ sinh và làm sạch để phòng tránh COVID-19.

Bên cạnh các mặt hàng được ưu ái, người tiêu dùng Việt lại trở nên ít quan tâm hơn tới các loại thực phẩm tươi như thịt, hải sản hay rau củ. Đối với đồ uống, bia và nước ngọt cũng sụt giảm doanh số đáng kể. Dữ liệu này cũng được thể hiện qua ảnh hưởng của COVID-19 với Xu hướng tìm kiếm & SEO.

Thay đổi trong tiêu thụ phương tiện truyền thông đại chúng 

Ngoài hành vi tiêu dùng trong đại dịch Covid-19, khảo sát cũng thể hiện sự quan tâm cao của người tiêu dùng Việt Nam tới nguồn gốc và triệu chứng của dịch.

Hầu hết mọi người đều cập nhật thông tin về dịch bệnh nhiều lần trong ngày từ 3 nguồn tin chính là: Mạng xã hội (62%), tin nhắn từ Bộ Y Tế (79%) và tin tức trên TV (78%). 95% người được khảo sát đều tin rằng dịch bệnh sẽ chỉ kéo dài khoảng 2 đến 3 tháng ở Việt Nam.

Người dân Việt Nam không chỉ dừng lại ở mặt nhận thức, họ còn thực sự có những hành động rõ rệt để bảo vệ chính mình khỏi dịch bệnh. 

  • 89% đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà
  • 87% thường xuyên rửa tay với xà phòng
  • 81% tránh lui tới các nơi công cộng và đông ngườ

Về phương tiện đại chúng, 40% người Việt đã dành nhiều thời gian để xem TV hơn và 35% xem các tin tức, nội dung online nhiều hơn.

Thay đổi hành vi tiêu dùng trong đại dịch Covid-19 của người Việt

Kết luận

Ông Mohit Agrawal, Giám đốc Bộ phận Phân tích người tiêu dùng, Nielsen Việt Nam tóm lược rằng: “Người tiêu dùng dành nhiều thời gian online hơn, đặc biệt là mua sắm. Điều này khiến môi trường digital ngày càng cạnh tranh hơn. Các marketer cần có các chiến lược Digital Marketing mạnh hơn, trực diện hơn với khách hàng để tăng hiệu quả”

Ông Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc Dịch vụ đo lường thị trường bán lẻ, tại Nielsen Việt Nam nhận định: “COVID-19 đã gây ra ảnh hưởng không hề nhỏ tới cuộc sống của người tiêu dùng, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể hy vọng về sự phục hồi nhanh chóng của thị trường tiêu dùng tại Việt Nam. Thói quen tiêu dùng như trước có thể quay trở lại sớm sau khi hết dịch bệnh, nên các nhà bán lẻ và nhà sản xuất cũng nên chuẩn bị đủ nguồn cung cho giai đoạn sau ngay tại thời điểm này”

Nguồn Nielsen.com


Bài viết liên quan