Interactive Content formats: Cách thương hiệu “đối thoại” với người dùng số (P1)

Viết bài Nguyễn Thu Hà 10:28 - 28/09/2021

Chúng ta luôn bị thu hút bởi những nội dung mang tính tương tác (Interactive Content). Đối với các thương hiệu, Interactive Content chính là phương pháp marketing thúc đẩy bán hiệu quả hơn rất nhiều so với các nội dung kiểu truyền thống.


Có những dạng Interactive Content nào?

Đã bao giờ bạn bắt gặp bản thân đắm chìm trong những bài kiểm tra tính cách hay cảm thấy thích thú khi nhìn những hình ảnh đồ họa được thiết kế đẹp mắt trên mạng?

(Ảnh: Google)

Hiểu được insight này của khách hàng, các nhãn hàng đã kết hợp nhiều dạng Interactive Content với nội dung đa điểm chạm tới độc giả, ví dụ như sử dụng infographic và thêm một câu đố nhỏ ở cuối để “đố” người đọc về nội dung của bài viết (qua đó nhãn hàng kiểm tra được độ hiệu quả của bài viết, xem người đọc có thực sự hứng thú, ghi nhớ nội dung hay không).

1. Câu đố (Quizzes)

 Câu đố là một dạng Interactive Content khá phổ biến trên Internet, đặc biệt với các câu đố của Buzzfeed. Câu đố có thể được sử dụng với mục đích giáo dục và giải trí cho khán giả, ngôn ngữ nhẹ nhàng và vui nhộn, cũng như để nhãn hàng nắm bắt được insights của khách hàng theo từng chủ đề. Một câu đố sáng tạo và “hỏi” trúng insight có thể dễ dàng trở nên viral.

Những câu đố “bắt bài” các hiểu lầm về máy giặt của Sears. (Ảnh: RockContent)

2. Bảng tính (Calculators)

 Bảng tính là một dạng Interactive Content cho biết sản phẩm của nhãn hàng có phù hợp với nhu cầu, “túi tiền” của khách hàng hay không. Nhãn hàng có thể gợi ý các cách khách hàng có thể tiết kiệm, kiếm tiền hoặc lập kế hoạch tài chính, tùy thuộc vào giải pháp nhãn hàng đưa ra. Dạng nội dung này có thể kết hợp với các số liệu chỉ ra giá trị sản phẩm được đặt trong bối cảnh thị trường và để bảng tính chứng thực điều đó.

Bảng tính về Chi phí nhận được từ khách hàng (CAC) của Rock Content. (Ảnh: RockContent)

3. Sách điện tử (Ebooks)

Thay vì đưa ra các văn bản dài dưới dạng PDF nhàm chán, tại sao không tạo ra Interactive Content dưới dạng một cuốn sách điện tử? Nhãn hàng hoàn toàn có thể kết hợp văn bản với các video, hình ảnh, đồ họa và animation sinh động, giúp cho nội dung trở nên thu hút và có tính tương tác cao hơn.

Hãy cùng nhìn vào một ví dụ từ Salesforce, thương hiệu đã biến một cuốn sách điện tử thành một trang thông tin đầy những hình ảnh động hấp dẫn. Với cách này, người đọc có thể đọc trực tiếp hoặc lưu ebook về ở định dạng PDF sau khi nhập các thông tin liên hệ.

(Ảnh: RockContent)

4. Infographics

Infographics vốn đã là một cách truyền tải thông tin sinh động và đẹp mắt. Nhưng làm thế nào để nhãn hàng tối đa hiệu của quả của dạng Interactive Content này? Chỉ cần thêm các điểm chạm tương tác trong bài viết để người đọc có thể tham gia vào nội dung một cách dễ dàng hơn. Ví dụ dưới đây là một Infographic cung cấp thông tin về các dạng năng lượng của lưới điện siêu nhỏ (microgrids). Trong đó, Infographics bao gồm các phím tương tác, số liệu thống kê và dữ kiện để người đọc có thể trực tiếp chạm vào và đọc từng nội dung mình muốn.

(Ảnh: RockContent)

 Một ví dụ nữa về cách biến hóa nội dung trở nên thú vị và thu hút hơn là case của Netflix. Netflix đã đăng tải bài viết với tiêu đề Cocainenomics (Tạm dịch: Hành trình của thuốc phiện) để nhằm quảng bá cho series của mình là Narcos (Tạm dịch: Kẻ buôn thuốc phiện khét tiếng). Qua bài viết này, Netflix không chỉ thành công trong việc quảng bá cho sản phẩm của mình mà còn truyền tải được thông điệp về nạn buôn bán ma túy. Ở cuối bài viết, Netflix còn đính kèm một bộ câu hỏi nhỏ để người đọc kiểm tra kiến thức của mình về Cocaine – một loại thuốc phiện.

(nguồn: Netlfix)

Bài viết theo dạng Interactive Content của Netflix. Bài viết đưa người đọc đi qua hành trình của một kẻ buôn bán thuốc phiện khét tiếng – Pablo Escobar, khám phá những chiến thuật và chiêu trò kinh doanh của hắn trong quá trình trở thành cái tên được săn lùng bởi FBI Mỹ. Ở cuối bài viết, một khảo sát bao gồm 10 câu hỏi được đưa ra nhằm kiểm tra kiến thức của người đọc về việc buôn bán thuốc phiện, với câu hỏi mang tính kích thích “Liệu bạn có thông minh hơn Pablo Escobar? (Ảnh: Wall Street Journal)

5. Danh sách, mục lục (White papers)

 Đây là một cách truyền tải các thông tin mang tính học thuật và lý thuyết hơn so với các bài viết blog và ebooks. Chúng bao gồm các thông tin được chia rõ ràng theo từng mục kèm theo chỉ dẫn cho người đọc thực hiện các hành động tương tác. Do đó, cách dễ nhất để khiến dạng nội dung này trở nên thu hút là sử dụng giao diện sinh động và dễ hiểu.

 

Ví dụ về White Paper trên trang của Công ty Phần mềm Planon. (Ảnh: RockContent)

 6. Trang đích (Landing Pages)

 Các trang đích đều được ra đời với mục tiêu rất rõ ràng: tạo ra chuyển đổi. Việc thêm tương tác vào các trang này có thể giúp nhãn hàng kích thích các nhu cầu mong muốn của người truy cập và thuyết phục họ để lại thông tin liên lạc và có thể trở thành khách hàng tiềm năng. Dưới đây là ví dụ về Landing Page của DHL với nội dung trực quan và sống động, giúp trải nghiệm của người dùng trên trang trở nên thú vị hơn.

(Ảnh: Google)

7. Ảnh thời trang (Lookbooks)

Lookbook là một dạng Interactive Content rất trực quan, thường bao gồm các bức ảnh và được các thương hiệu thời trang sử dụng rộng rãi để giới thiệu sản phẩm, người mẫu, nhiếp ảnh gia và nhà thiết kế. Tuy nhiên, các lookbook truyền thống thường ở dạng tĩnh, ở định dạng PDF hoặc thậm chí là bản in. Do đó, để tăng độ hấp dẫn cho lookbook, các nhãn hàng thường hướng đến việc tạo các lookbook tương tác.

(Ảnh: Rock Content)

Công ty điều hành du lịch Northstar Travel đã tạo ra một cuốn lookbook tương tác để giới thiệu điểm đến Los Cabos của mình, trong đó bao gồm một số câu đố và biểu mẫu liên hệ dành cho khách hàng có nhu cầu ở cuối trang. Khách hàng có thể lựa chọn điểm đến mong muốn của mình bằng cách click vào từng mục trên trang lookbook và trải nghiệm cảm giác như được đi du lịch tới địa điểm đó.

(nguồn: Kênh 14)

Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm đơn vị cùng thực hiện ý tưởng Interactive Content, hãy liên hệ ngay Content Marketing Agency để được tư vấn các giải pháp cho thương hiệu với những nội dung mang tính tương tác hàng đầu như eMagazine, eMagazine 360, Virtual Hub. Click để khám phá!

Writer: Giang Lê


Bài viết liên quan