Thay đổi trong xu hướng Black Friday: Những điều nhãn hàng cần biết cho mùa sale lớn nhất 2021

Viết bài Thea 09:38 - 16/11/2021

Chịu ảnh hưởng của Covid, Black Friday và Cyber Monday ngày càng bị hòa lẫn vào nhau, gây không ít khó khăn cho quyết định mua hàng của người tiêu dùng cũng như các dự án giảm giá của doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp cần hiểu người tiêu dùng ra sao để đưa ra các giải pháp “push sale”?


Xu hướng ngày Black Friday đang thay đổi như thế nào?

Black Friday hiện nay đang trở thành một xu hướng toàn cầu – song, đó không phải sự thay đổi duy nhất. Trong những năm gần đây, thói quen mua sắm vào những dịp lễ hội của người tiêu dùng đã thay đổi đáng kể, nhất là từ khi có sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 vào năm 2020. Thực tế, chỉ trong vài năm trở lại đây, Black Friday đã không chỉ còn là một ngày sale nữa khi các nhãn hàng hướng đến kéo dài dịp này ra thành một tuần – và tập trung vào các chương trình săn sale online – được gọi là Cyber Week (Tạm dịch: Tuần lễ săn sale hàng điện tử).

Black Friday 2021 là ngày nào? Kinh nghiệm săn khuyến mãi giảm giá Black  Friday - META.vn

(Ảnh: CyberScoop)

Tất nhiên, Black Friday là một dịp tuyệt vời cho những khách hàng ưa thích trả giá. Vậy đối với marketers thì sao? Bà Polina Weber, Chuyên gia Digital Marketing toàn cầu chia sẻ, “Hãy cứ nhìn nhận đây như một chiến dịch marketing thông thường – Nhìn vào các chỉ số kinh tế, xác định mục tiêu kinh doanh và tập trung vào các KPIs quan trọng đối với nhãn hàng”.

Khuyến mãi Black Friday, Cyber monday,Online Friday 2018

(Nguồn: Google)

Chuyển đối số là xu hướng tất yếu

Thời đại ngày nay đã chứng kiến biển hiệu ngày Black Friday từ các cửa hàng trên đường phố trở thành banner trên mạng internet. Bên cạnh sự phát triển của thương mại điện tử, cú hích từ đại dịch COVID-19 đã khiến cho nhiều nhãn hàng từ bỏ các cửa hiệu truyền thống. Chính điều đó đã tác động không nhỏ đến xu hướng bán hàng ngày Black Friday.

online-shopping · Tin Tức Nước Úc Mới Nhất

(Nguồn: Google)

Theo một nghiên cứu của CSA năm 2021 về thói quen mua sắm ngày Black Friday của người tiêu dùng ở Mĩ, nếu một nhãn hàng bán sản phẩm của mình trên cả 2 kênh online và offline, 74% khách hàng sẽ chọn mua online. Xu hướng này đã được thể hiện rõ trong số liệu kinh doanh từ năm 2020. Trong khi người tiêu dùng đã chi 9 tỉ đô la Mỹ vào ngày Black Friday năm 2020, tăng 21.6% so với cùng kì năm ngoái và đạt kỉ lục doanh thu, thì số lượng khách hàng đi tới cửa hàng để mua sắm vào ngày đó đã giảm đáng kể. Một báo cáo của CNBC vào năm 2020 đã chỉ ra rằng lượng traffic của các cửa hiệu truyền thống đã giảm tới 52%. Những con số này chỉ ra một sự thật: chuyển đổi số đang trở thành xu thế tất yếu.

Online spending study regarding Estonia, Latvia and Lithuania in the light  of pandemic. - - Gemius – Knowledge that supports business decisions

Người dùng ít còn thói quen mua hàng trực tiếp ngày Black Friday. (Ảnh: CNBC)

Các doanh nghiệp trên thế giới đang đối mặt với điều này như thế nào? Ở Đức, theo một báo cáo của PwC vào năm 2020, 74% doanh nghiệp nói rằng họ sẽ lựa chọn hình thức bán online cho mùa Black Friday 2020. Nhìn chung, với tình hình đại dịch này chắc chắn sẽ không dễ cho doanh nghiệp để đưa ra bất kì quyết định nào, song một điều có thể đảm bảo được là thương mại điện tử sẽ tiếp tục thời kì khởi sắc.

Liệu người tiêu dùng có còn nhu cầu mua sắm ngoài đời thật?

Premium Vector | Customer shopping online during covid-19. stay at home  avoid spreading the coronavirus.

(Ảnh: DCMN)

Đối với nhiều người, xu hướng chuyển sang mua sắm online vào Black Friday chỉ mới là sự lựa chọn từ mùa dịch. Nhưng đó không phải là lý do duy nhất. Theo nghiên cứu trên của CSA, lý do phổ biến nhất mà người tiêu dùng lựa chọn mua sắm online chính là tránh nơi đông ngườidễ dàng lựa chọn nhiều deal tốt. Thêm nữa, ngày Black Friday của năm ngoái rơi vào đợt bùng dịch corona thứ hai.

Với sự lo sợ bệnh dịch sẽ bùng phát, nhiều doanh nghiệp và cửa hàng ở Đức cũng như Châu Âu đã phải đóng cửa – điều này kéo theo tình trạng nhiều khách hàng không còn hứng thú với việc mua sắm trực tiếp nữa. Vậy nên có thể nói, nếu như Đức – và nhiều quốc gia khác trên thế giới – không phải trải qua cảnh giãn cách xã hội nặng nề vào mùa đông này, có khả năng các cửa hàng sẽ được mở cửa trở lại trong mùa Black Friday. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có xu hướng đưa ra nhiều mô hình cửa hàng thử nghiệm để thu hút sự quay lại của khách hàng. Dù cho đó có thể là các mô hình như tường leo núi trong cửa tiệm, Lego ảo hay máy chạy bộ trong phòng thử đồ, người tiêu dùng cũng đang tìm kiếm cái gọi là giải trí bán lẻ – những thứ rất được trông chờ trong mùa Black Friday 2021.

Pandemic Shopping: What to Buy Online Vs. in a Store | Openfit

Bí kíp cho mùa mua sắm offline

 

Dành cho các marketers lên kế hoạch cho các chiến dịch offline, Chuyên gia từ Global Offline Expert Ulrike gợi ý rằng nhãn hàng nên coi Black Friday như một phần trong chiến dịch marketing mùa lễ hội chứ không chỉ dừng ở 1 ngày lễ mua sắm. Điều đó có nghĩa là, nhãn hàng có thể kết hợp chiến dịch marketing cho Black Friday 2021 vào với chiến dịch mùa Giáng Sinh, ví dụ như khi có chương trình giảm giá cho Black Friday, nhãn hàng nên nghĩ ra các cách lồng ghép sáng tạo song vẫn cân bằng được giữa chi phí và lợi ích. Nói chung, các ý tưởng sáng tạo cho chiến dịch offline có thể tiêu tốn nhiều chi phí hơn và cần được chuẩn bị trước để đảm bảo hiệu quả. Nếu nhãn hàng chỉ xây dựng chiến dịch riêng cho ngày Black Friday, đó có thể là một khoản phí khá lớn mà chúng tôi chỉ khuyến khích áp dụng cho những nhãn hàng lớn, bởi chiến dịch chỉ chạy trong một ngày và không thể kéo dài sau ngày Black Friday. 

 

(Ảnh: Helloprint)

 

Còn gì nữa? Một bí kíp bên lề mà các nhãn hàng có thể cân nhắc đó là hãy nghĩ rộng ra ngoài các kênh marketing truyền thống như TV. Khi các thương hiệu đua nhau quay trở lại sau một thời gian dài giãn cách xã hội, TV có thể trở nên quá tải. Vậy tại sao không cân nhắc thêm các lựa chọn khác như radio hay biển quảng cáo ngoài trời?

Đâu là những nhãn hàng đang trên đà phát triển, và ngược lại?

Luyện nghe tiếng anh - Chủ đề: RENTING AND SHOPPING - SusuDev

Về xu hướng đi lên của các nhãn hàng, mỗi quốc gia sẽ có một xu hướng khác nhau. Ví dụ như ở Đức, năm 2020 chứng kiến sự nhảy vọt của ngành hàng đồ điện tử. Theo một báo cáo của PwC, 61% nam giới và 39% nữ giới ở Đức có nhu cầu mua đồ điện tử trong năm 2020, vượt xa các ngành hàng như quần áo và trang sức tới 36%. Xu hướng này cũng đúng đối với thị trường Mỹ, nơi các sản phẩm đồ điện tử chiếm tỷ lệ mua rất cao dù cho ngành thời trang và may mặc ở đất nước này luôn chiếm ưu thế. Theo báo cáo của GWI, 41% người tiêu dùng Mỹ có kế hoạch mua quần áo online trong mùa Black Friday 2020, và xu hướng này được dự báo tiếp tục lặp lại trong năm nay.

Digital retail channels are booming

41% người tiêu dùng Mỹ có kế hoạch mua quần áo online qua website của nhãn hàng và 65% qua các kênh bán lẻ online trong mùa Black Friday 2020. (Nguồn: GWI)

Vậy còn với ngành nghề như trò chơi điện tử thì sao? Theo báo cáo của Nielsen vào năm 2020, doanh số của ngành trò chơi điện tử sụt giảm mạnh trong mùa Black Friday, điều này được cho là do sự phát triển của dịch vụ chơi game online và các phiên bản thế hệ sau của các tên tuổi như Playstation hay Xbox vẫn chưa được ra mắt. Với sự phổ biến của Playstation và Xbox trong năm 2021, chúng tôi tin rằng ngành hàng trò chơi điện tử sẽ chứng kiến một cú hích trong mùa Black Friday năm nay. 

 

Lời kết

Clothes shopping in demand in 2020

(Nguồn: GWI)

Nhìn chung, Black Friday là một dịp tốt để các nhãn hàng gia tăng doanh số – song nó cũng cần được nhìn nhận một cách đa chiều. Trên thực tế, Bà Polina Weber, Chuyên gia Digital Marketing toàn cầu khuyến khích việc các nhãn hàng phân tích kết quả thu được từ Black Friday 2021 một cách tổng thể và lâu dài hơn, không chỉ dựa trên doanh thu hay doanh số tăng đột biến. Bà chia sẻ: “Nhãn hàng nên tập trung phân tích giá trị lâu dài và lợi nhuận của khách hàng để hiểu được giá trị những sản phẩm của mình đạt được vào thời điểm này trong năm. Black Friday có thể là một cơ hội tuyệt vời cho một số đợt bán hàng nhanh, song đó thực chất là cơ hội lớn hơn nữa để nhãn hàng tìm hiểu thêm về khách hàng và tinh chỉnh chiến lược marketing tổng thể cho thời gian dài.”

Webuy flash sale: Giảm đến 3 triệu với gói review sản phẩm

(Nguồn: Marketing AI)

Hiểu được những mong muốn của khách hàng và nhãn hàng trong mùa săn sale lớn nhất năm, Content Marketing Agency đem đến giải pháp Webuy – hệ sinh thái mua sắm tiêu dùng uy tín chạy trên tất cả các trang báo lớn nhất thị trường, đảm bảo sự thu hút với  nội dung báo chí sắc sảo, các big show tích hợp hàng triệu deal hot,… thúc đẩy việc tìm kiếm thông tinnhu cầu mua hàng của người tiêu dùng. Đồng thời thông qua các model hợp tác mới mẻ, tích hợp sẵn giúp nhãn hàng đạt được hiệu quả về branding lẫn kích thích tỉ lệ chốt deal của người tiêu dùng. Click để tìm hiểu ngay!

 

Writer: Giang Lê

 

Link bài viết gốc: https://blog.dcmn.com/black-friday-2021-guide/

Bài viết liên quan