Với bối cảnh “bình thường mới”, doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng đã và đang phải thay đổi để phù hợp với các quy định kinh doanh chặt chẽ hơn. Điều đó dẫn đến một mùa lễ hội nơi những truyền thống mua và tặng quà có thể sẽ rất khác. Do đó, các nhãn hàng cần tinh tế để thấy được sự thay đổi trong xu hướng marketing mùa lễ hội này và lên các chiến dịch phù hợp cũng như thu hút hơn với khách hàng – kết nối với họ và những thứ họ quan tâm.
- Livestream – chìa khoá giúp nhãn hàng thúc đẩy doanh số
- Meme Marketing – Hơn cả một xu hướng
- Podcast – Tấm “phao an toàn” cho thương hiệu giữa đại dịch
- Bắt trend nhanh – 4 lý do vì sao doanh nghiệp chọn music marketing?
Trong bài viết này, Content Marketing Agency sẽ cùng bạn tìm hiểu đâu là những xu hướng marketing “hot” nhất mùa lễ hội năm nay, và làm thế nào để các nhãn hàng tối đa hóa hiệu quả chiến dịch của mình.
Xu hướng lễ hội nào đang diễn ra ở mọi nơi trên thế giới?
Mỹ và Châu Âu: Các nhãn hàng thường bắt đầu chiến dịch marketing mùa lễ hội của mình vào cuối tháng 10 – dịp lễ Halloween. Đi kèm với đó là ngày hội siêu sale Black Friday và Cyber Monday – những ngày lễ mua sắm bắt nguồn từ Mỹ song cũng được yêu thích không kém tại các nước Châu Âu.
(Ảnh: Moengage)
- Black Friday: Được tổ chức vào ngày sau lễ Tạ ơn, đây là một trong những ngày hội mua sắm được mong chờ nhất bởi những cú “sale khủng” từ các nhãn hàng.
- Cyber Monday: Được tổ chức vào ngày thứ Hai sau lễ Tạ ơn, Cyber Monday là ngày mà các công ty như Walmart, Amazon và Target đưa ra các deal khủng cho những mặt hàng điện tử và công nghệ như iPads, GoPros, TV, v.v…
- Giáng Sinh và Năm Mới: Một trong những đợt sale lớn nhất trong năm chính là tuần lễ kéo dài từ ngày lễ Giáng Sinh đến đêm Giao Thừa. Doanh thu của các mặt hàng bán lẻ mùa lễ hội đã tăng 3.4% ở Mỹ, trong khi doanh thu ở các sàn TMĐT tăng 18.8% so sánh với năm 2018.
- Boxing Day: Là sự kiện mua sắm lớn nhất trong năm sau ngày lễ Giáng Sinh. Đây là một dịp tốt để các nhà bán lẻ xả kho vào cuối năm. Mặc dù xu hướng mua hàng trực tiếp vào ngày này đang trên đà giảm sút do tình hình đại dịch, những cửa hàng như John Lewis và Marks & Spencer vẫn thu về lượng tăng traffic đáng kể.
(Ảnh: Moengage)
Ở Ấn Độ: Theo truyền thống, doanh thu bán hàng trực tiếp ở Ấn Độ luôn tăng vào 2 đợt lễ quan trọng là Dussehra và Diwali.
(Ảnh: Moengage)
- Ngày Sale Triệu Đô Flipkart: Flash sale, deal mới mỗi 8 tiếng, giảm giá đặc biệt các mặt hàng quần áo, đồ điện tử và đồ gia dụng lớn.
- Sự kiện Sale mùa lễ hội của Amazon ở Ấn Độ: Giảm giá mạnh và deal đặc biệt cho các mặt hàng điện thoại di động, đồ gia dụng, máy móc, đồ lưu niệm, thời trang và giày dép.
- Sale mùa Giáng Sinh và Năm Mới: Sự kiện sale lớn cả online và offline của các ngành như du lịch & nhà hàng, thương mại điện tử/bán lẻ với những tên tuổi như H&M, Nykaa, IndiGo,…
(Ảnh: Moengage)
Ở Trung Đông: Các nhãn hàng TMĐT mới, được phát triển nhờ số hóa và sát nhập như Souq của Amazon, đã và đang thay đổi bộ mặt mua sắm ở Trung Đông cũng như thay đổi thói quen của người mua hàng ở khu vực này.
(Ảnh:Google)
White Wednesday (tạm dịch: Ngày Thứ tư trắng) đã thu hút được sự chú ý của phần đông khách hàng Trung Đông nhờ vào các chiến dịch Mua 1 Tặng 1 và giảm giá mạnh. Người tiêu dùng ở Ả Rập và Ai Cập chính là những khách hàng lớn, đóng góp từ 30-35% doanh thu mùa sale mỗi năm.
Ở Đông Nam Á: Gần 40% các chương trình sale online ở các nước Đông Nam Á diễn ra từ tháng 10 đến tháng 12. Người tiêu dùng sẵn sàng mua hàng từ nhiều thương hiệu và nền tảng khác nhau.
(Nguồn: Google)
- 11:11 (Ngày Sale Lễ Độc thân): Được khởi xướng bởi công ty Alibaba vào tháng 11 năm 2009, sự kiện 24 giờ mua sắm này đã trở thành một hiện tượng toàn cầu.
- Black Friday và Cyber Monday: Tạo ra một làn sóng mua sắm và là chủ đề thống trị mạng xã hội ở các quốc gia như Singapore, Malaysia, Indonesia.
- Harbolnas: Tương tự như chiến dịch Black Friday và Cyber Monday ở Phương Tây, Harbolnas (Ngày Mua sắm online toàn quốc) được tổ chức vào tháng 12 và là sự kiện mua sắm thường niên lớn nhất ở Indonesia.
Ở Úc và New Zealand: Doanh thu đợt sale mùa lễ hội ở Úc đã đạt 7 tỷ USD lần đầu tiên vào năm 2019. Người tiêu dùng ở New Zealand cũng đang dần trở nên sẵn sàng hơn cho việc chi tiêu vào ngày Black Friday.
(Ảnh: Moengage)
- Black Friday: Đây là sự kiện luôn được đầu tư nhiều hơn vào mỗi năm. Một khảo sát vào năm 2019 đã chỉ ra rằng người tiêu dùng nước Úc sẽ sẵn sàng chi đến 3.9 tỷ USD vào mùa sale năm nay.
- Cyber Monday: Hàng loạt deal hấp dẫn ở nhiều mặt hàng từ thời trang, điện tử đến máy móc, du lịch,..
- Ngày Free Ship: Diễn ra vào 14/12 hàng năm, tất cả mặt hàng mua sắm vào ngày này sẽ đều được vận chuyển miễn phí.
Dữ liệu thu được từ những chiến dịch sale mùa lễ hội trước ở các quốc gia và mặt hàng
(Nguồn: Google)
Mùa lễ hội năm 2020 dường như đã là một bước ngoặt với sự xuất hiện của đại dịch và nhiều khủng hoảng kéo theo. Tuy nhiên, các nhãn hàng có thể nhìn vào bức tranh của năm 2020 để hình dung về những gì có thể tiếp tục xảy ra với mùa lễ hội của 2021. Dưới đây là một vài con số và xu hướng quan trọng trong mùa marketing lễ hội năm 2020:
(Nguồn: Google)
- Quần áo, đồ trang sức và điện thoại di động là những mặt hàng được mua nhiều nhất.
- Ở Indonesia, mặc dù Ramadan được coi là dịp lễ lớn nhất năm, thì mùa lễ hội vẫn được các marketers nhìn nhận như một cơ hội tốt để tăng doanh thu. Quần áo và đồ trang sức luôn là những mặt hàng được tìm kiếm nhiều nhất trong mùa lễ hội.
- Quần áo, giày dép, đồ ăn, và đồ chăm sóc sức khỏe & làm đẹp là những mặt hàng được mua sắm nhiều nhất. Người mua sắm luôn có xu hướng tìm kiếm các ưu đãi, quà tặng đem lại giá trị sử dụng thực tiễn.
- Trong một thập kỉ qua, khu vực Trung Đông đã chứng kiến doanh thu mua sắm vào thời điểm Giáng Sinh và Năm Mới có sự tăng trưởng đáng kể.
- Ở Mỹ, 30% doanh thu bán lẻ đến từ khoảng thời gian giữa Black Friday và Giáng Sinh. Ngày Black Friday chứng kiến doanh thu tăng đáng kể với 93,3 triệu người mua vào năm 2019, 50,4% trong số đó là phụ nữ và thế hệ millennials là nhóm tuổi có sức chi cao nhất.
- Ở Châu Âu, doanh thu bán lẻ dịp Giáng Sinh cao nhất là ở Anh và Đức, với mức chi trung bình của người dân cho các mặt hàng đồ Giáng Sinh rơi vào khoảng 461 Euro. Anh, Tây Ban Nha và Đức là 3 nước chi nhiều nhất trong dịp này với doanh thu bán hàng online tăng đều qua từng năm với những mặt hàng nổi bật là quần áo, đồ điện gia dụng và đồ chơi điện tử.
- Ở New Zealand, cần 60% người tiêu dùng có dự định mua sắm online cho đợt Giáng Sinh 2019. Một khảo sát của PayPal đã tiết lộ rằng các chương trình giảm giá là yếu tố thu hút nổi bật đối với người tiêu dùng ở Úc. Khảo sát cũng chỉ ra rằng cứ 10 người Úc thì có 7 người quan tâm và “săn” các ưu đãi giảm giá khi mua hàng online, trong khi 50% người tiêu dùng sẽ đợi đến khi mặt hàng cần mua được giảm giá.
Vậy, đâu là những xu hướng marketing trong mùa lễ hội năm nay?
(Ảnh: Moengage)
Mặc dù những kế hoạch vui chơi cho mùa lễ hội vẫn ở đó, song không khí của mùa lễ hội năm nay có thể sẽ ảm đạm hơn mọi năm vì đại dịch COVID-19. Đây là một số khó khăn và xu hướng marketing trong mùa lễ hội năm nay mà các nhãn hàng cần để ý:
- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), gần một nửa lao động trên thế giới đã và đang phải đối diện với mất việc làm do đại dịch COVID-19. Do đó, mọi người sẽ có xu hướng tiết kiệm hơn thay vì chi tiêu thoải mái như mọi năm.
- COVID-19, cùng với đó, đã thay đổi thói quen chi tiêu của thế hệ millennials và khiến họ trở nên tiết kiệm hơn. Xu hướng này diễn ra không chỉ ở các quốc gia phát triển
Vậy, làm sao để doanh nghiệp thích ứng và xây dựng chiến lược marketing cho mùa lễ hội năm nay?
Dựa vào những phân tích xu hướng và thói mua sắm ở trên, có một sự thật là người tiêu dùng ngày nay đã có ý thức khá hơn về việc chi tiêu cũng như những thay đổi ưu tiên cho hình thức mua sắm online. Vậy, làm thế nào để các nhãn hàng tận dụng những điều này và xây dựng chiến lược thông minh cho mùa lễ hội? Dưới đây là 3 “bí kíp” mà các marketers cần bỏ túi khi xây dựng chiến lược marketing cho mùa lễ hội năm nay
(Nguồn: Google)
- Thay đổi để phù hợp với nhịp sống mới. Sống chung với đại dịch khiến cho mọi người có nhiều thay đổi về thói quen, thái độ cũng như phong cách sống. Giờ đây, mọi người phải học tập và làm việc chủ yếu ở nhà. Do đó, nhãn hàng cần thay đổi cách nhìn về chân dung khách hàng và đưa cho họ những sản phẩm phù hợp với một cuộc sống mới. Tìm hiểu về thói quen sử dụng mạng của khách hàng, tận dụng dữ liệu khách hàng,.. để đưa ra các chiến dịch phù hợp và đánh trúng tâm lý người mua.
- Hãy sẵn sàng với nhiều hình thức quảng cáo khác nhau: Đối với 1 ý tưởng hoặc chiến dịch, nhãn hàng nên sẵn sàng cho nhiều tình huống có thể xảy ra và phát triển ý tưởng dưới nhiều hình thức khác nhau. Giới hạn bản thân trong những hình thức quen thuộc có thể mang lại cho nhãn hàng độ phủ sóng cao, song cũng dẫn đến việc phải cạnh tranh nhiều hơn và kết quả là phí CPM/CPI cao hơn. Những hình thức quảng cáo khác, bao gồm cả những hình thức ít phổ biến hơn, có thể giúp nhãn hàng tiếp cận tới những khách hàng mới với chi phí thấp hơn rất nhiều.
- Cập nhật về các xu hướng du lịch mới. Với mùa lễ hội này, mọi người có xu hướng đi các chuyến du lịch ngắn. Các gia đình có thể sẵn sàng chi một khoản nhỏ để nghỉ dưỡng ở một nơi khác không quá xa trong một thời gian ngắn. Những chuyến đi này cũng có thể giúp cho các nơi kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng và du lịch thấy được một chút khởi sắc vào mùa cuối năm.
Writer: Giang Lê