Là một ứng dụng trực tuyến sinh sau đẻ muộn so với các “ông lớn” Google meet, Microsoft Teams, Zoom nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần nhờ vào chiến lược đại dương xanh.
- Livestream – chìa khoá giúp nhãn hàng thúc đẩy doanh số
- Podcast – Tấm “phao an toàn” cho thương hiệu giữa đại dịch
- Bắt trend nhanh – 4 lý do vì sao doanh nghiệp chọn music marketing?
- 3 cách để thương hiệu kết nối với thị trường Việt Nam mùa Tết 2022
Đại dịch Covid-19 đã thay đổi tầm ảnh hưởng và sự phát triển của các ứng dụng hội thảo trực tuyến. Trước đây, bên cạnh làm việc trực tiếp, các công ty lớn cũng sử dụng những ứng dụng làm việc online này để phát triển và mở rộng doanh nghiệp của mình cũng như kiểm soát công việc ở nhiều địa điểm khác nhau. Tuy dịch bệnh bệnh đã khiến nhiều công ty doanh nghiệp vất vả khốn đốn nhưng lại là một cơ hội phát triển tuyệt vời cho lĩnh vực phát triển ứng dụng giao tiếp trực tuyến.
Sự phát triển nhanh chóng của các ứng dụng hội thảo trực tuyến
Thế nào là chiến lược Đại Dương Xanh?
Nếu coi kinh doanh là một trò chơi, nhiệm vụ của người chơi là đưa được ra những lựa chọn rẻ hơn nhưng chất lượng hơn đối thủ. Bằng cách này, người chơi có thể lấy được khách hàng hiện tại của bên đối thủ và gia tăng doanh thu. Tuy nhiên, họ lại bỏ quên một số lượng rất lớn những khách hàng tiềm năng không ở trong thị trường của mình. Vậy làm thế nào để tác động được đến những khách hàng tiềm năng đó? Chiến lược đại dương xanh chính là câu trả lời.
Đại dương xanh là chiến lược phát triển và mở rộng thị trường mà trong đó không có hoặc có rất ít đối thủ cạnh tranh. Chiến lược này xoay quanh việc tìm kiếm lĩnh vực kinh doanh mà có rất ít doanh nghiệp hoạt động và không có áp lực về kinh tế.
Với tình trạng cung luôn vượt cầu trong tình hình kinh tế phát triển hiện nay khi người tiêu dùng luôn có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau, hầu hết các lĩnh vực kinh doanh đều ở trong một môi trường cạnh tranh gắt gao và không hoặc có rất ít cơ hội để nổi bật cũng như phát triển. Đây gọi là “đại dương đỏ“. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần nắm bắt không gian thị trường không cạnh tranh hay còn gọi là tạo ra một “đại dương xanh”, nhằm mục đích mang lại lợi nhuận cao và có nhiều cơ hội phát triển tăng trưởng nhanh hơn. Thay vì cá lớn nuốt cá bé, tìm “vùng nước mới” để khai thác và phát triển là một bước đi sáng suốt, cũng như là một giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp trong thời đại chuyển đổi số.
Zoom đã áp dụng chiến lược đại dương xanh để vươn lên chiếm lĩnh thị trường
Cisco Webex luôn là một đối thủ cạnh tranh hàng đầu trong các doanh nghiệp cung cấp nền tảng giao tiếp trực tuyến, bên cạnh Microsoft Teams, Google Meet, Skype, GoToMeeting và BlueJeans. Đó đều là những nhà tiên phong trong các ứng dụng hội thảo trực tuyến. Tuy nhiên, trong thế giới của chiến lược đại dương xanh, Zoom được ví là một nhà cải cách nhờ mang lại một bước nhảy vọt về giá trị cho người dùng với trải nghiệm không dừng lại ở sự đổi mới về công nghệ.
Zoom đã thành công trong việc mở rộng thị trường, vượt ra ngoài ranh giới của ngành hội thảo trực tuyến với những sáng tạo không ngừng. Giãn cách xã hội trong thời gian đại dịch này vừa qua đã mở ra cánh cửa cho nhu cầu “kết nối ảo” của người dân, bao gồm các doanh nghiệp, học sinh, giáo viên,… và Zoom đã nhanh tay nắm bắt được chìa khoá của cánh cửa tiềm năng đó.
Zoom áp dụng ba chiến lược sau đây để tạo lập thị trường, thúc đẩy sự thay đổi của “đại dương xanh”:
- Đưa được ra giải pháp đột phá cho vấn đề hiện tại của ngành
- Xác định lại những vấn đề tồn đọng của ngành và giải quyết nó
- Nắm bắt một cơ hội hoàn toàn mới
Trong quy tắc của chiến lược đại dương xanh, sự thành công không nằm hoàn toàn ở công nghệ tiên tiến hay sự thâm nhập thị trường đúng thời điểm mà là sự cân bằng đổi mới giá trị với tính hữu dụng, giá cả cũng như chi phí. Nếu không, những người tiên phong trên thị trường này, ví dụ như Skype hay Google Meet, giống như một con gà đẻ trứng cho con gà khác ấp và trong trường hợp này chính là Zoom.
Zoom không hề làm gián đoạn thị trường vì nó không ăn vào cổ phần của những người chơi hiện tại như Skype, Google Meet hay Microsoft Team mà thay vào đó, Zoom nhắm đến và giành được nhóm người mua mới. Bằng cách khai thác chiến lược “đại dương xanh”, Zoom đã giành chiến thắng vang dội trong thị trường của “đại dương đỏ”.
Tỉ lệ sử dụng Zoom so với các nền tảng trực tuyến khác
Sự thành công của “kẻ đến sau” nhưng lại đang dẫn đầu
Theo dữ liệu thống kê từ công ty phân tích App Annie năm 2020, Zoom đứng đầu bảng xếp hạng các ứng dụng miễn phí phổ biến nhất của Apple ở hàng chục quốc gia. Cổ phiếu của Zoom được bán với doanh thu gấp 58 lần so với tỷ lệ giá trên doanh số của Microsoft và còn tăng 26% kể từ sự bùng nổ của dịch COVID-19. Không chỉ vậy, Zoom đứng đầu cả về số lượng người truy cập hàng ngày với con số lên tới 300 triệu, theo sau là Microsoft Teams (200 triệu) và Google Meet (100 triệu). Bên cạnh đó, Zoom không chỉ dừng lại là tên một ứng dụng mà còn được sử dụng như một động từ cho việc giao tiếp trực tuyến. Mọi người vẫn sẽ nói “Hôm nay chúng ta sẽ “Zoom” vào lúc 10 giờ nhé!” ngay cả khi sử dụng một nền tảng trực tuyến khác. Zoom đã trở thành một tiêu chuẩn mới.
Doanh thu tăng dần của Zoom sau đại dịch Covid-19
Tương lai của Zoom liệu sẽ ra sao khi đại dịch qua đi?
Kể từ khi Covid-19 trở thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu, tất cả mọi người đều hoạt động qua ứng dụng Zoom, ngay cả bế giảng, tham dự đám cưới, các buổi thiền, tập thể dục hay các sự kiện lớn mang tính quốc tế. Chính vì vậy, đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy Zoom trở thành một huyết mạch xã hội, có ý nghĩa trong việc duy trì sự ổn định về kinh tế trong khi vẫn giảm thiểu được khả năng lây nhiễm cộng đồng.
Covid-19 đã đưa chúng ta vào một trải nghiệm làm việc trực tuyến và buộc thế giới phải thích nghi với việc đó. Tuy nhiên, liệu đây có phải là mô phỏng về nơi và cách thức làm việc của chúng ta trong tương lai, hay sự gắn bó với các nền tảng hoạt động trực tuyến sẽ tan biến ngay lập tức sau khi tìm được giải pháp cho đại dịch Covid-19 này?