Bạn có biết rằng thế hệ Millennials dành hơn 200 phút trực tuyến mỗi ngày? Memes phổ biến rộng rãi đến mức thế hệ Millennials và Gen Z sử dụng như một điều tất yếu của một cuộc trò chuyện, họ đùa vui khi tìm thấy 1 chiếc meme mới và chia sẻ chúng khi online. Điều này mang lại cho các thương hiệu nhiều cơ hội để tương tác với khán giả của họ.
- Livestream – chìa khoá giúp nhãn hàng thúc đẩy doanh số
- Podcast – Tấm “phao an toàn” cho thương hiệu giữa đại dịch
- Bắt trend nhanh – 4 lý do vì sao doanh nghiệp chọn music marketing?
- 3 cách để thương hiệu kết nối với thị trường Việt Nam mùa Tết 2022
(Nguồn ảnh: Internet)
Khi nguồn cấp dữ liệu tin tức tràn ngập các hình ảnh, video về mèo, thật khó tưởng tượng cuộc sống kỹ thuật số của chúng ta không có meme. Nhưng bạn có tin hay không, meme không phải là một hiện tượng văn hóa mới xuất hiện thời gian gần đây. Trên thực tế, bản thân từ “meme” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “cái được bắt chước”. Meme được chia sẻ phổ biến đến mức, theo Google Xu hướng, “meme” đang trở thành một cụm từ tìm kiếm phổ biến hơn so với “Jesus”.
Từ “meme” được Richard Dawkins đặt ra vào năm 1976. Ông lập luận rằng tính lan truyền không chỉ áp dụng cho các bệnh truyền nhiễm mà còn trong các môi trường nhân chủng học. Ông định nghĩa meme là bất kỳ hiện vật văn hóa nào có thể chia sẻ được lan truyền qua một nền văn hóa như cháy rừng.
Ngày nay, meme có một ý nghĩa cụ thể trong môi trường kỹ thuật số của chúng ta. Điều làm cho các meme trở nên đặc biệt là cách họ thể hiện thái độ, cảm xúc và tình huống. Vì sự nổi tiếng của họ, không có gì ngạc nhiên khi các thương hiệu đều khao khát giành lấy “miếng bánh” này.
Marketers tạo ra memes
Nhược điểm của tiếp thị thương hiệu trên phương tiện truyền thông xã hội đó là sự tương tác qua lại giữa khách hàng và nhãn hàng thường bị hạn chế. Độc giả muốn bỏ qua những nội dung khập khiễng, thương mại hóa và bắt đầu với chương trình bình thường của họ. Gen Z là một thế hệ rất kỹ càng trong việc chọn lựa các nội dung mà họ muốn tiếp nhận. Họ có thể “ngửi thấy” quảng cáo từ cách xa một dặm.
Khi được thực hiện đúng cách, tiếp thị meme có thể rất thành công. Nó vượt qua nội dung quảng cáo về thương hiệu đơn thuần và chia sẻ điều có giá trị cho khán giả. Memes làm việc cho các thương hiệu vì chúng được thiết kế đặc biệt cho các Nền tảng xã hội và cung cấp giá trị thông qua hình thức giải trí. Memes không mang tính quảng cáo quá mức – chúng khiến mọi người bật cười khi nhắc đến thương hiệu của bạn một cách tự nhiên.
Do giá trị giải trí đem lại, khách hàng của bạn dễ dàng chia sẻ meme hơn. Hãy suy nghĩ về điều đó: Bạn muốn chia sẻ một meme vui nhộn về bánh mì kẹp thịt của McDonald’s hay một blog 500 từ của McDonald’s về việc bổ sung thực đơn mới nhất của họ? Giải trí qua thông tin – điều này đã đánh trúng insight khách hàng mục tiêu của bạn.
Marketers nên sử dụng meme thế nào để tăng hiệu quả chiến dịch?
1. Xác định thương hiệu của bạn nói về điều gì
Như với bất kỳ chiến lược truyền thông xã hội nào, meme cần phản ánh các giá trị cốt lõi của thương hiệu và thông điệp để nó hoạt động.
Nếu thương hiệu của bạn hướng đến sự thân thiện và ấm áp, thì một meme với sự hài hước thô thiển có khả năng khiến khán giả của bạn bối rối và đánh giá thấp họ. Do đó, hãy cá nhân hóa meme của bạn để cung cấp nội dung phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn. Vì vậy, nghiên cứu tiếp thị meme liên quan đến việc hiểu khán giả của bạn như là bước đầu tiên.
Ví dụ, thương hiệu cafe Highlands đã có TVC “cà khịa” đi vào lòng người khi cosplay meme “chị chị em em” mang đậm phong vị cổ truyền Việt Nam.
(Nguồn ảnh: Vietcetera)
2. Meme có sự liên kết với thương hiệu
Các meme bạn chọn cần phản ánh một trò đùa phổ biến trên toàn cầu hoặc một tình huống có liên quan sâu sắc. Nếu các khách mục tiêu của bạn không thể liên quan đến bối cảnh, họ sẽ không tham gia với bạn và điều đó cũng có thể làm mất uy tín của bạn.
Một trường hợp điển hình là ví dụ này từ Grab, đây là một trong những ví dụ tiếp thị meme tốt nhất cho năm 2021. Theo dòng sự kiện ra mắt sản phẩm Iphone 13 của Apple, Grab đã tung ra hình ảnh quảng cáo, so sánh giữa thời gian ra mắt dòng Iphone mới với thời gian khách hàng chờ các “bác tài” của Grab đến, quả đúng là “một trời, một vực”. Sau khi hình ảnh này được phổ biến rộng rãi, rất nhiều khách hàng đã tỏ ra vô cùng thích thú với hình ảnh kể trên.
(Nguồn ảnh: Internet)
3. Cá nhân hóa các meme thịnh hành nhất
Một trong những cách tốt nhất để lan truyền nhanh chóng là sử dụng các meme liên quan đến một sự kiện hiện tại (còn gọi là meme jacking) đã thu hút được sự quan tâm của mọi người. Chẳng hạn như KFC, đã nhảy vào “miếng bánh” béo bở này với meme nổi tiếng “Bird Box” vào khoảng thời gian bộ phim phát hành trên Netflix bằng cách mô tả Sandra Bullock với một xô gà khi cô chiến đấu để sinh tồn.
(Nguồn ảnh: Internet)
4. Thêm tính độc đáo cho các meme
Thay vì chỉ đăng lại một meme phổ biến, hãy đưa khẩu hiệu, sứ mệnh hoặc các giá trị sản phẩm của thương hiệu bạn vào nội dung để tạo cảm giác độc đáo. Điều này không chỉ tạo ra một vài tiếng cười sảng khoái mà còn giúp nhận diện thương hiệu của bạn.
Thương hiệu Durex thực hiện điều này một cách thông minh, như đã thấy trong meme dưới đây. Nó vừa thể hiện được đầy đủ các đặc tính của sản phẩm, vừa đủ “duyên” để không bị phản cảm với người đọc lại vừa có thể tạo được ấn tượng cực mạnh cho khách hàng.
(Nguồn ảnh: Durex)
Tóm lại
Memes không chỉ dành cho các sinh viên đại học hoặc nhân viên văn phòng buồn chán. Chúng có thể là một phần không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị của bạn, miễn là bạn tuân theo một số quy tắc vàng. Sử dụng meme marketing sẽ giúp nhãn hàng chiếm ưu thế để ghi dấu ấn trong lòng khách hàng, đồng thời tăng phạm vi tiếp cận và ảnh hưởng của thương hiệu.