Các doanh nghiệp B2B là minh chứng cho việc bất kì doanh nghiệp nào cũng có thể thành công trên mạng xã hội. Họ đã biến một ngành công nghiệp khó nhằn trở thành “nguồn nguyên liệu phong phú” cho nội dung Social Media. Những chiến lược hiệu quả này hoàn toàn có thể áp dụng cho mọi ngành nghề.
- Livestream – chìa khoá giúp nhãn hàng thúc đẩy doanh số
- Podcast – Tấm “phao an toàn” cho thương hiệu giữa đại dịch
- Bắt trend nhanh – 4 lý do vì sao doanh nghiệp chọn music marketing?
- 3 cách để thương hiệu kết nối với thị trường Việt Nam mùa Tết 2022
Các doanh nghiệp B2B là minh chứng cho việc bất kì doanh nghiệp nào cũng có thể thành công trên mạng xã hội. Họ đã biến một ngành công nghiệp khó nhằn trở thành “nguồn nguyên liệu phong phú” cho nội dung Social Media. Những chiến lược hiệu quả này hoàn toàn có thể áp dụng cho mọi ngành nghề.
Mỗi khi nhắc tới những doanh nghiệp B2B phát triển mạnh về Social Marketing, chúng ta không thể không nghĩ tới IBM, Google, HubSpot và rất nhiều những “ông lớn” khác. Các doanh nghiệp xây dựng tập đối tượng độc giả cho riêng mình thông qua Social Content, khiến bản thân các doanh nghiệp không cần quá chú tâm vào việc quảng cáo liên tục về sản phẩm và dịch vụ của họ.
Để các doanh nghiệp B2B có thể thành công trên mạng xã hội, nội dung của họ cần phải thu hút độc giả nhưng không được làm gián đoạn trải nghiệm của người dùng trên đó. Cuối cùng, họ cần tìm hiểu xem độc giả thực sự muốn xem gì, muốn nhận được gì khi dùng các nền tảng.
Các doanh nghiệp cần thay đổi linh hoạt để tạo nên được thương hiệu phù hợp với các trang mạng xã hội. Để có thể lôi kéo và thu hút độc giả của chính mình, bạn hãy xem xét những chiến lược Social Marketing đã được các doanh nghiệp B2B sử dụng thành công dưới đây và áp dụng cho chính doanh nghiệp của bạn.
1. Đặt mục tiêu SMART
Cũng giống như bất kỳ các kênh marketing khác, chiến lược Social Marketing cũng cần dựa trên các mục tiêu để đạt được thành công. Tạo nên KPI cụ thể và đo đếm được cho cả chiến dịch chính là chìa khóa đầu tiên dẫn đến thành công cho bạn.
Để xác định được KPI, bạn cần quyết định xem thế nào được coi là thành công với doanh nghiệp của bạn. Bạn đang muốn dùng các kênh mạng xã hội để tăng doanh số? Hay bạn muốn tăng độ phủ của thương hiệu và tăng traffic trên trang blog? Điều này sẽ quyết định những con số trong KPI của bạn.
Ví dụ, nếu doanh nghiệp của bạn đang muốn tìm thêm các lead thì những đơn vị đo đếm như lượt click và tỉ lệ chuyển đổi vô cùng quan trọng. Còn đối với tăng độ nhận biết, thì lượng tương tác, tiếp cận và impression nên được đặt lên hàng đầu.
Dưới đây là một vài ví dụ về mục tiêu thiết thực SMART cho một doanh nghiệp muốn bắt đầu với mạng xã hội.
Mục tiêu: Tăng độ nhận biết thương hiệu trên mạng xã hội
- Specific (Cụ thể): Tôi muốn tăng độ nhận biết thương hiệu bằng việc đăng bài thường xuyên trên Twitter, Instagram, LinkedIn, và Facebook. Tôi sẽ tăng bài đăng trên Twitter từ 1 lên đến 4 lần 1 ngày, đăng hàng ngày trên Instagram, đăng bài hàng tuần trên LinkedIn và tăng lên 7 lần mỗi tuần trên Facebook. Các nhà sáng tạo nội dung sẽ tăng lượng công việc lên 3 bài mới mỗi tuần và thiết kế cũng sẽ tăng lên thành 2 khối công việc mỗi tuần.
- Measurable (Có thể đo lường được): tăng 4% tổng chỉ số tương tác trên tất cả các mạng xã hội
- Achievable(Có khả năng đạt được): Tháng trước, chỉ số tương tác của chúng tôi đã tăng 2% khi tăng bài viết và đầu tư nhiều thời gian hơn khi sáng tạo nội dung.
- Relevant (Tính liên quan): Bằng việc tăng chỉ số tương tác, chúng tôi sẽ tăng độ nhận biết thương hiệu và tạo ra được nhiều lead hơn, tăng cơ hội chốt bán hàng cho sale.
- Time-bound (Có giới hạn thời gian): Trong vòng 02 tuần đầu tiên của tháng 10
2. Luôn quan sát đối thủ
Mạng xã hội là nơi bạn có thể dễ dàng tiếp cận được chiến lược marketing của đối thủ hoặc ít nhất là chiến lược Social Marketing của họ. Đối với các doanh nghiệp lớn, theo dõi đối thủ luôn là một phần trong công việc của họ. Bạn luôn muốn biết rằng những chiến dịch mà họ đang chạy liệu có thành công hay không. Và nếu tập đối tượng khách hàng của bạn cũng giống như thế thì có thể bạn sẽ có thêm vài ý tưởng khi tìm hiểu chiến dịch của đối thủ.
Tuy nhiên, quan sát đối thủ không có nghĩa là bạn sẽ bắt chước y hệt chiến lược của họ. Vì cùng nằm trong một ngành hàng nên độc giả của bạn sẽ nhận ra nội dung trùng lặp. Nếu bạn không thấy đối thủ cập nhật theo xu hướng mới nhất thì có thể là họ cảm nhận được rằng doanh nghiệp của bạn cũng sẽ làm theo xu hướng đó. Hãy tìm kiếm mọi cơ hội để tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp bạn.
3. Chia sẻ nội dung chân thực
Đối với một vài doanh nghiệp, điều này nghe có vẻ tầm thường nhưng có rất nhiều doanh nghiệp đang sử dụng nội dung sao chép từ các nguồn khác để đưa lên mạng xã hội của mình. Độc giả của chúng ta hoàn toàn có thể phân biệt được thế nào là một nội dung sáng tạo và thế nào là nội dung chỉ đăng lên cho có.
Nếu bạn gặp khó khăn khi phải tạo ra nội dung mới hàng ngày, thì bạn hoàn toàn có thể xem xét lại phạm vi thực hiện chiến dịch của bạn. Nếu bạn không có đủ nguồn lực với toàn bộ các nền tảng mạng xã hội, thì hãy dành thời gian tập trung vào mạng xã hội nơi đối tượng hướng đến của bạn phát triển mạnh nhất.
4. Tận dụng nội dung đa phương tiện
Lí do các marketer luôn cảm thấy rất phấn khích mỗi khi mạng xã hội công bố thêm 1 tính năng là vì họ sẽ có thêm hình thức mới để thử nghiệm với người dùng.
Instagram Stories, poll trên Twitter và mục tài liệu trên LinkedIn đều là những ví dụ tuyệt vời về việc tận dụng các hình thức đa phương tiện riêng biệt của từng kênh.
Tạo và chia sẻ nội dung thông qua những hình thức mới lạ khiến bạn thu hút được sự chú ý của người dùng.
Sẽ thật chán nếu bạn lướt Facebook mà chỉ ngập tràn những bài đăng toàn chữ. Điều khiến mọi người đều nghiện lướt Facebook là vì chỉ cần kéo tin bài khoảng 10 giây, bạn sẽ bắt gặp nào là ảnh chế, bảng hỏi, video hay gif. Điều này cũng tương tự như nội dung về thương hiệu của bạn.
5. Hãy chia sẻ về nhân viên của bạn
Rất nhiều doanh nghiệp B2B đã chia sẻ những câu chuyện về nhân viên của họ trên mạng xã hội. Việc này khiến các độc giả có thể nhận biết và nhớ rõ được thương hiệu thông qua những câu chuyện người thật việc thật. Dù là doanh nghiệp nhỏ hay lớn thì đây cũng là vấn đề nên được đặt lên trên vì dù bạn bán máy tính cho doanh nghiệp hay mở cửa hàng nhỏ tại khu vực, thì con người vẫn là trái tim của doanh nghiệp.
Thêm nữa, những câu chuyện về nhân viên chính là cơ hội để bạn xây dựng hình ảnh tốt cho cấp lãnh đạo tại công ty. Nhân viên của bạn sẽ có cảm hứng để kể câu chuyện về công ty bạn với mọi người.
Đăng bài về đội ngũ công ty sẽ giúp bạn tăng được độ tiếp cận và tương tác. Ví dụ, thay vì đăng 1 bức ảnh về sản phẩm của bạn, bạn có thể đăng một bức ảnh về 20 người đã tạo nên sản phẩm đó. Điều này sẽ giúp bức ảnh của bạn có thể được tương tác trong mạng lưới bạn bè của 20 người đó.
6. Thương hiệu của bạn luôn cần có tiếng nói & cá tính riêng
Dù doanh nghiệp của bạn đăng bài blog, chỉnh sửa nội dung website hay đăng bài trên mạng xã hội, đó cũng chính là cơ hội để doanh nghiệp thể hiện tiếng nói riêng của mình. Cũng giống như khi khách hàng có thể nhận biết được logo của nhãn hàng, bạn cũng nên cố gắng để họ ghi nhớ được tiếng nói của doanh nghiệp.
Nội dung marketing cũng nên đồng nhất với quan điểm của doanh nghiệp, cũng như các sản phẩm marketing khác. Doanh nghiệp của bạn thường có những mẩu tin chọc cười hay đưa ra lời khuyên? Tiếng nói của một doanh nghiệp có thể thân thiện, đời thường hay cũng có thể là trang trọng và nghiêm túc.
Nếu bạn chưa thể tìm ra được tiếng nói riêng cho doanh nghiệp của mình, hãy thử xem lại những nội dung trên bài blog hay thông tin trên website. Hãy để ý đến cảm xúc và giọng điệu trong từng câu chữ, rồi thử truyền tải lại những thông điệp đó qua các trang mạng xã hội.
Tiếng nói của thương hiệu cũng dễ dàng khiến doanh nghiệp của bạn nổi bật trên thị trường đang vốn quá đông đúc.
7. Đưa ra sự hỗ trợ
Một trong những điều khó chịu nhất đối với khách hàng là khi họ chia sẻ về một vấn đề cần giải quyết trên mạng xã hội nhưng không có ai phản hồi. Dù cho bạn có không đủ khả năng để tạo lập một kênh riêng chuyên để giải quyết khiếu nại nhưng bạn vẫn nên để tâm đến vấn đề này và trả lời khách hàng ngay lập tức. Đây chính là một cơ hội tốt để bạn có thể củng cố mối quan hệ với họ. Bên cạnh đó, bạn cũng thể hiện cho các khách hàng tương lai của mình rằng bạn luôn có mặt để giải quyết mọi vấn đề.
8. Luôn nhất quán
Một trong những nhiệm vụ khó nhất khi đăng bài trên mạng xã hội là duy trì sự nhất quán. Đăng bài trên từng kênh tốn khá nhiều thời gian, từ khâu lên kế hoạch cho đến tạo dựng nội dung. Nếu bạn mới chỉ đang bắt đầu thì hãy thử tạo nên những nội dung khiến độc giả thú vị thay vì chỉ chăm chăm đăng hàng ngày cho đủ. Một bài đăng có ý nghĩa và lôi kéo người đọc tương tác sẽ tốt hơn rất nhiều so với 5 link bài blog ngắn gọn chỉ có tiêu đề.
Một cách khác để thể hiện tính nhất quán là hãy sử dụng các công cụ trên mạng xã hội để tạo lịch trình đăng bài và đăng trước các bài cho các kênh của mình.
9. Thử nghiệm để đưa ra thời gian và nội dung đăng bài hợp lý
Sau khi bạn duy trì được việc đăng bài hàng ngày theo lịch trình thì đây chính là bước bạn cần làm trước khi đào sâu hơn để phân tích insight độc giả. Luôn có những khoảng thời gian hợp lý để đăng bài và dạng nội dung “ăn khách” trên từng trang mạng xã hội. Tuy nhiên mỗi độc giả lại có những trải nghiệm khác nhau, nên bạn cần thử nghiệm để tìm ra được hướng đi đúng cho nhãn hàng.
Có rất nhiều cách để thử nghiệm và dưới đây là một vài ví dụ cho bạn:
- Thay đổi nội dung viết của bạn từ dạng câu hỏi sang số liệu để xem nội dung nào thu hút người đọc hơn
- Thử nghiệm đường link ở những vị trí khác nhau để xem người dùng hay click vào đâu nhất
- Thêm emoji để tăng tương tác
- Đăng thường xuyên hơn/ đăng ít hơn
- So sánh hiệu quả giữa video và ảnh tĩnh
- Phân vùng đối tượng nhấn vào quảng cáo
- Thử dùng những hashtag khác nhau
Sau khi thử nghiệm với nội dung của chính mình, bạn sẽ tìm ra được phương án tối ưu nhất cho từng tệp khách hàng của doanh nghiệp và không cần đi theo phương pháp mà cả ngành của bạn đang áp dụng.
10. Hãy quan tâm tới nhu cầu của khách hàng
Mạng xã hội tạo nên để giúp mọi người giao tiếp với nhau tốt hơn. Dù doanh nghiệp bạn đã tham gia và không có hoạt động gì ở trên mạng xã hội, thì đó vẫn là nơi khách hàng giao tiếp với bạn.
Không ai quan tâm đến một bài viết khác biệt hoàn toàn so với những gì họ mong muốn nhận được khi đang dùng mạng xã hội.
Mấu chốt ở đây là bạn phải viết được nội dung liên quan tới những gì khách hàng đang quan tâm trên trang tin đó. Kể cả khi nó không liên quan đến sản phẩm của bạn.
Các doanh nghiệp B2B không phải là người duy nhất áp dụng các chiến lược Social Marketing trên. Họ đã chứng minh được rằng chiến lược đó thành công với mọi đối tượng khách hàng. Vậy thì tại sao bạn không thử áp dụng ngay cho chính doanh nghiệp của mình?