Học “bí kíp” thành công từ các chiến dịch UGC của Coca-Cola, Netflix, Apple và những cái tên đình đám khác.

Viết bài Lê Hương Giang 22:43 - 11/10/2021

User-Generated Content (Tạm dịch: Nội dung tạo ra bởi người dùng) hay UGC đã trở thành một trong những công cụ hữu hiệu thường thấy trong các chiến dịch marketing, giúp cho những tên tuổi như Apple, Coca-Cola, Starbucks,… tận dụng được nguồn sức mạnh sáng tạo không giới hạn từ người dùng để truyền thông, quảng bá cho thương hiệu của mình một cách vô cùng hiệu quả. 

User-Generated Content (UGC) – Xu hướng marketing trong thời đại 4.0. (Ảnh: WeekHack)

Tại sao thương hiệu lựa chọn UGC?

Khách hàng có xu hướng tin tưởng những khách hàng khác nhiều hơn là thương hiệu. Một khảo sát của BrightLocal đã chỉ ra rằng 88% người dùng mạng tin tưởng các nhận xét, bình luận và hình ảnh được đăng tải bởi những khách hàng khác hơn là những hình ảnh do chính nhãn hàng đăng tải. Chính tâm lý này đã được các nhãn hàng sử dụng để phát triển UGC như một chiến thuật để gia tăng brand love.

UGC biến những khách hàng trung thành trở thành những đại sứ thương hiệu cho nhãn hàng và xây dựng tương tác trong chính cộng đồng của họ với sản phẩm. Ý tưởng đơn giản đằng sau UGC chính là sử dụng các hình ảnh, bình luận của khách hàng trung thành để biến chúng thành những lời khuyên mua hàng với độ thuyết phục và tin tưởng cao hơn.

“85% người dùng cho rằng quyết định mua hàng của họ bị ảnh hưởng bởi UGC so với những nội dung marketing từ nhãn hàng”Adweek

Những số liệu trên chính là lý do thúc đẩy các nhãn hàng sử dụng UGC nhiều hơn để kết nối với khách hàng của mình. Đặc biệt trong thời đại của mạng xã hội, UGC là một phương pháp đem lại hiệu quả cao với số tiền đầu tư nhỏ.

Câu chuyện thành công từ các Chiến dịch UGC nổi tiếng

1. Coca-Cola

Chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola. (Ảnh: Google)

Thương hiệu Coca-Cola đã rất thành công với chiến dịch mang tên Share a Coke. Chỉ trong một đêm, chiến dịch này đã nhận được sự hưởng ứng từ rất nhiều người dùng trên toàn cầu. Ý tưởng của Share a Coke đến từ một chiến dịch nhỏ của Coca-Cola ở thị trường Úc vào năm 2011, khi công ty quyết định in 150 cái tên phổ biến nhất trên các chai Coca của mình và kêu gọi mọi người “chia sẻ lon Coca” đó cho những người thân.

Chiến dịch sau đó được triển khai lần lượt ở từng quốc gia dựa trên các đặc điểm văn hóa, phong tục và lịch sử của từng nước, nhận được sự yêu thích của mọi người ở khắp nơi. Những bức ảnh về chai Coca Cola với cái tên in trên thân chai được chia sẻ và khiến chiến dịch trở nên lan tỏa với tốc độ chóng mặt, không chỉ ở Úc mà ở hơn 80 quốc gia trên thế giới.

2. Netflix

  (Ảnh: Twitter)

Lấy cảm hứng từ series “Stranger Things”, Netflix đã có một chiến dịch UGC thành công để quảng bá thương hiệu cho bộ phim này. Thông thường, khi đưa ra các thông tin về một bộ phim sắp ra mắt, Netflix sẽ sử dụng các hashtag trên mạng xã hội để kích thích người hâm mộ sử dụng trong các bài đăng của mình.

Trong trường hợp của series “Stranger Things”, Netflix đã sử dụng tên của bộ phim #StrangerThings2 để vào các hashtag và đăng chúng lên mạng xã hội để “nháy” trước về sự quay trở lại của series. Ngay lập tức, hashtag #StrangerThings2 đã thu hút sự tò mò từ các fans của bộ phim, mọi người bắt đầu chia sẻ hashtag nhiều hơn khiến cho những người chưa từng biết đến bộ phim cũng phải tìm hiểu. Dần dần, mọi người bắt đầu đăng tải những hình ảnh của các hoạt động kì lạ thường ngày của mình lên mạng xã hội, kèm theo hashtag #StrangerThings2. Chính việc sử dụng nội dung UGC này, Netflix đã thu được gần 1 triệu người dùng mới cho nền tảng của mình chỉ trong vòng 2 tuần.

3. Adobe

(Ảnh: Instagram)

Công ty phát triển phần mềm thiết kế và sáng tạo Adobe cũng có một chiến dịch UGC rất thông minh dành cho các nghệ sĩ và designer tài năng qua cách sử dụng hashtag. Adobe phát triển một chuỗi nội dung mang tên Art Maker Series, nơi những designer có thể chia sẻ các thiết kế sáng tạo của mình, sử dụng một trong các phần mềm của Adobe như Illustrator, Photoshop,… dưới dạng video nhanh. Sau đó, Adobe sẽ sử dụng lại những thiết kế này để gợi ý cho người dùng của mình, quảng bá thương hiệu và trưng bày. Như vậy, Adobe đã có thể thể hiện được tiềm năng thiết kế của các phần mềm của mình thông qua những tác phẩm sáng tạo của những nghệ sĩ trên khắp thế giới. 

Adobe cũng sử dụng hashtag #AdobePerspective để những người sáng tạo tự do có thể chia sẻ miễn phí các tác phẩm của mình và của người khác. Đây được coi là cơ hội tuyệt vời để các nghệ sĩ có thể tương tác lẫn nhau không kể cộng đồng mình đang sinh sống. Khi được ngắm nhìn các tác phẩm được chia sẻ nhờ hashtag của Adobe, những người chưa từng sử dụng sản phẩm của Adobe có thể hình dung ra tiềm năng sáng tạo của các phần mềm này, đó cũng là một cách giúp cho Adobe quảng bá được tính năng sản phẩm của mình và có thêm nhiều người dùng mới.

Câu chuyện của Adobe và những chiến dịch UGC chính là một ví dụ điển hình của việc thu hút người dùng tiềm năng mới. Công ty cũng luôn luôn tôn trọng các giá trị toàn vẹn và tính văn hóa của các tác phẩm mà họ chia sẻ. Điều đó khiến cho Adobe thực sự là một “gã khổng lồ” trong cuộc chơi sử dụng UGC để gia tăng brand love từ người dùng.

4. Apple

 


(Ảnh: Instagram)

Không gì có thể chân thật hơn những hình ảnh thể hiện tình yêu của khách hàng đối với thương hiệu. Apple đã nhanh chóng nhận ra những khó khăn của người dùng trong việc sử dụng một chiếc Iphone với camera không thể chụp được trong điều kiện ánh sáng thấp, và thế là chiến dịch #ShotOnIphone ra đời. Chiến dịch này đã góp phần thúc đẩy sự gắn kết của khách hàng với những hình ảnh được chụp bởi camera Iphone của Apple lên một tầm cao mới. 

Trong một nỗ lực xây dựng lại hình ảnh và brand love của mình, Apple đã rất cố gắng để thúc đẩy chiến dịch đi đến thành công. Chiến dịch #ShotOnIphone kêu gọi người dùng Iphone cả nghiệp dư và chuyên nghiệp, sử dụng Iphone để chụp những bức ảnh trong điều kiện ánh sáng thấp và chia sẻ chúng lên mạng. Những bức ảnh đẹp được chụp trong điều kiện thiếu sáng sau đó đã được Apple đăng tải lên Youtube, sử dụng tên của chiến dịch #ShotOnIphone. Với chiến dịch UGC thông minh của mình, Apple không chỉ lấy lại được niềm tin của khách hàng mà còn gia tăng được độ phủ thương hiệu trên mạng xã hội, tiết kiệm phần lớn chi phí sản xuất nội dung marketing. Bên cạnh đó, Apple cũng khiến cho người dùng cảm thấy đặc biệt khi Apple sử dụng những tấm ảnh chụp đó để cho vào các chiến dịch quảng cáo của mình trên phạm vi thế giới. Điều đó càng góp phần làm tăng tính tương tác của Apple với khách hàng của mình, khiến cho họ cảm thấy như một phần của cộng đồng, khiến cho Apple nhanh chóng lấy lại được hình ảnh của mình trong lòng người hâm mộ. 

5. Starbucks

(Chiến dịch #WhiteCupContest của Starbucks. (Ảnh: Google)

Quay trở lại năm 2014, Starbucks đã có một chiến dịch UGC rất thú vị, kêu gọi khách hàng vẽ lên những chiếc cốc trắng và tổ chức một cuộc thi trên Twitter, sử dụng hashtag #WhiteCupContest. Khách hàng với chiếc cốc ấn tượng nhất và giành chiến thắng sau đó sẽ được sử dụng thiết kế của mình trên các chiếc cốc của Starbucks như một thiết kế đặc biệt giới hạn của thương hiệu. Cuộc thi này đã thu hút sự tham gia của rất nhiều nghệ sĩ tài năng. Chỉ trong vòng 3 tuần, hơn 4000 chiếc cốc với đủ mọi thiết kế đã được gửi tới Starbucks. 

Nhờ sự thành công của chiến dịch #WhiteCupContest, Starbucks đã tổ chức thêm một chiến dịch nữa vào năm 2016 cho những khách hàng tận tâm của mình. Thương hiệu cafe nổi tiếng thế giới sau đó đã tổ chức thêm một cuộc thi với tên là thử thách #RedCupArt. Cuộc thi này sau đó cũng nhận được sự hưởng ứng to lớn từ khách hàng và giúp cho hình ảnh của Starbucks xuất hiện trên khắp các trang mạng xã hội như Twitter và Instagram.

Cả hai ví dụ trên của Starbucks đã cho thấy sự thành công của việc sử dụng UGC trong chiến dịch marketing có thể đem lại những hiệu ứng viral mà không phải chi quá nhiều cho sản xuất nội dung. Đặc biệt hơn, việc Starbucks sử dụng những thiết kế của khách hàng để in lên cốc cũng cho thấy thương hiệu thực sự yêu quý và trân trọng công sức khách hàng của mình. Một lý do nữa cho sự thành công của các chiến dịch này đó là nó cực kì dễ để tham gia. Ai cũng có thể thử sức sáng tạo của mình và đặc biệt là khi họ còn được vẽ trên những chiếc cốc từ thương hiệu yêu thích của họ. 

Kết luận

Như vậy, các thương hiệu lớn đã cho chúng ta thấy được việc sử dụng các nội dung UGC trong chiến dịch marketing có thể đem lại lợi ích to lớn như thế nào cho nhãn hàng. Đặc biệt với sự phát triển của mạng xã hội hiện nay, đã và đang có nhiều hơn các nhãn hàng quan tâm tới việc đầu tư vào các Cuộc thi online hoặc Chiến dịch trên mạng xã hội nhằm khuyến khích người dùng tương tác và sản xuất các nội dung UGC. Hiểu được nhu cầu đó của nhãn hàng, Content Marketing Agency mang đến giải pháp Mega ContestMini Contest để giúp nhãn hàng tổ chức các chiến dịch UGC phù hợp với thương hiệu, gia tăng độ phủ và brand love. Click để tìm hiểu ngay!

 

Writer: Giang Lê


Bài viết liên quan