- Podcast – Tấm “phao an toàn” cho thương hiệu giữa đại dịch
- Bắt trend nhanh – 4 lý do vì sao doanh nghiệp chọn music marketing?
- 3 cách để thương hiệu kết nối với thị trường Việt Nam mùa Tết 2022
- Influencers “đòn bẩy” cho chương trình Affiliate Marketing của mọi nhãn hàng
Có thể nói không ngoa rằng, Interactive Content chính là tương lai của ngành Content Marketing. Trong bài viết này, Content Marketing Agency sẽ cùng bạn tìm hiểu về như thế nào là Interactive Content và những lợi ích đem lại trong việc sản xuất nội dung truyền thông.
Interactive Content là gì?
Interactive Content là gì? (Ảnh: LeadDoubler)
Interactive Content là các nội dung trong đó bao hàm những yếu tố có chuyển động với mục đích khuyến khích người xem tham gia vào hoạt động tương tác, từ đó giúp thương hiệu truyền tải được thông điệp của mình.
Interactive Content không nhất thiết phải ở dưới dạng số hóa. Song, số hóa là một trong những cách phổ biến nhất được các doanh nghiệp sử dụng khi sản xuất Interactive Content – ví dụ như các bài test, câu đố, infographic hoạt hình – bởi chúng có khả năng dễ dàng tạo ra các tương tác từ người dùng.
Interactive Content có khả năng dễ dàng tạo ra các tương tác từ người dùng. (Ảnh: Google)
Sức mạnh của tương tác truyền thông (media interactivity) đã đạt một bước tiến mới nhờ sự phát triển chóng mặt của Internet, đặc biệt là sự lên ngôi của hình thức blog và mạng xã hội trong những năm gần đây. Do đó, các thương hiệu đã và đang phải làm quen với việc tạo ra nhiều hơn các tương tác xã hội trên những nội dung marketing của mình.
Tuy nhiên, một đặc điểm của Content Marketing là phần lớn dựa vào logic của việc tiếp thu thụ động. Nói cách khác, thương hiệu làm ra nội dung và thu thập các nhận xét từ phía người dùng thông qua các con số như lượt yêu thích, tương tác, bình luận, chia sẻ hoặc những phân tích về thói quen lướt mạng của họ trên các blog và website. Những cách này cơ bản đã đem lại nhiều tương tác hơn các hình thức marketing truyền thống khi chưa có mạng Internet. Mặc dù vậy, các nhãn hàng hoàn toàn có thể làm tốt hơn thế.
Thương hiệu đánh giá tính hiệu quả của nội dung dựa trên tương tác từ người dùng. (Ảnh: Google)
Sau đó, chúng ta được chứng kiến sự ra đời và bùng nổ của Interactive Content – làn gió mới trong cách tiếp thu thông tin của khán giả giữa vô vàn những sự lựa chọn khác về nội dung. Dạng nội dung này khiến cho người đọc phải click, trả lời câu hỏi,… với thông tin thay vì chỉ đọc văn bản một cách nhàm chán.
Mỗi tương tác với nội dung thể hiện một ý nghĩa khác nhau về mức độ quan tâm của người đọc với thương hiệu. Bà Mary Ward – Giám đốc Sáng tạo của Tập đoàn Rock Content, định nghĩa Interactive Content là một phương thức marketing khiến cho người đọc chủ động hơn trong việc đưa ra nhận xét cho nhãn hàng.
Ví dụ: người đọc tải xuống một văn bản dạng PDF hoặc đọc nội dung trên các trang blog, khi đó nhãn hàng sẽ gần như không thể xác định được nhận xét hoặc cảm xúc của người đọc trong quá trình thu nhận nội dung. Trong khi đó, Interactive Content cho phép các nhãn hàng hiểu đối tượng người đọc của mình rõ hơn (qua lượng click, like, thời gian đọc,…), từ đó mang đến một trải nghiệm nội dung thú vị hơn cho khán giả.
4 lợi ích mà Interactive Content đem lại cho hoạt động truyền thông của thương hiệu
1. Sự kết hợp giữa nội dung và trải nghiệm
Nội dung được truyền tải qua lăng kính của trải nghiệm. (Ảnh: Kênh14)
Sách điện tử, infographics và bài post là những nguồn thông tin đáng tin cậy đối với người đọc có xu hướng tìm tòi và mở rộng kiến thức. Những phương thức truyền tải đó sẽ đem lại hiệu quả thu hút cao hơn nếu có thêm yếu tố: sự vui nhộn.
Interactive Content chính là sự kết hợp tuyệt vời giữa những nội dung bổ ích và trải nghiệm giải trí thú vị. Nhờ đó, người đọc thấy hứng thú và dễ dàng hơn trong việc tiếp thu thông tin, cũng như tăng độ tập trung và tương tác khi đọc bài. Hãy hình dung việc giải một trò chơi câu đố sẽ bắt buộc bạn phải tập trung đọc kỹ từng câu hỏi để trả lời – trong khi việc đọc một cuốn sách ebook hay bài blog sẽ khó khiến bạn có được sự tập trung cao như vậy. Tóm lại, sự sống động và đa dạng hơn của các nội dung marketing cũng nhằm đem lại một trải nghiệm đọc thú vị hơn cho các độc giả.
Thế hệ millennials là những người đã đón đầu xu hướng Interactive Content. (Ảnh: Pink Lemonade)
Sự thay đổi này càng trở nên dễ hiểu hơn khi ta nhìn vào những đặc điểm của thế hệ Y (millennials) – những người sinh ra trong khoảng 1980-1995, chiếm phần lớn vai trò trong việc tạo ra các xu hướng marketing và định hình hành vi người tiêu dùng trong những năm gần đây. Họ là thế hệ lớn lên và chứng kiến sự hình thành và phát triển của Internet cũng như sự thay đổi chóng mặt của thế giới. Họ hiểu được sự nhàm chán khi đọc một văn bản chữ đơn thuần, do đó họ cần sáng tạo nội dung đổi mới, thú vị và đột phá hơn. Đó là bước khởi đầu của Interactive Content.
2. Tăng tương tác giữa người dùng và nội dung
Mang đến các trải nghiệm tương tác thay vì những nội dung tĩnh là một cách tuyệt vời để tăng tỉ lệ tương tác người dùng. Đây cũng là một trong những lợi ích lớn nhất mà Interactive Content mang lại.
Interactive Content là công cụ tuyệt vời để tăng tương tác giữa người dùng và nội dung. (Ảnh: Contently)
Với sự phát triển nhanh như hiện nay, ngành Content Marketing đang có xu hướng khiến cho người đọc cảm thấy bão hòa với những nội dung mang tính thu hút trên mạng xã hội, song nhiều khi trải nghiệm nội dung lại không như kỳ vọng. Bài toán đặt ra cho các nhãn hàng đó là làm sao thu hút được tệp khách hàng với những nội dung chất lượng nhưng vẫn truyền tải được chúng theo một cách sáng tạo và không nhàm chán. Đây chính là lúc Interactive Content phát huy điểm mạnh của mình.
Sự sáng tạo chính là chìa khóa giúp nội dung trở nên thu hút. (Ảnh: Kênh14)
Các bài viết được trình bày dưới những format tương tác khác nhau khiến cho thời gian tương tác giữa người đọc và bài viết cũng như mức độ tiếp xúc giữa thương hiệu và khách hàng tăng lên. Khi đọc một nội dung có tính tương tác cao như infographic, người đọc thường cảm thấy thích thú với cách truyền tải nội dung mới mẻ này. Điều đó giúp cho họ có động lực đọc toàn bộ để hiểu được nội dung bài viết, thậm chí chia sẻ cho bạn bè của mình. Những xu hướng này đã được chứng minh là giúp tăng tỉ lệ tương tác khi ta nhìn vào các tiêu chí phân tích như tổng thời gian dành ra trên trang web hay lượt truy cập qua các đường dẫn được chia sẻ (referral traffic). Thêm vào đó, nhãn hàng cũng có thể phân tích các tiêu chí tiêu thụ nội dung để xem mức độ tương tác sâu của người đọc với các nội dung Interactive Content.
3. Tăng tỷ lệ feedback của người dùng
(Ảnh: Referral Rock)
Một lợi ích to lớn nữa của Interactive Content là nâng cao khả năng người dùng để lại các nhận xét trong quá trình tương tác với bài viết. Như đã đề cập ở trên, các nội dung tĩnh thường ít khi chỉ ra được liệu người dùng có thật sự tiếp thu hết nội dung của bài viết hay không. Ví dụ như đối với bài blog, nhãn hàng chỉ có thể biết được đã có bao nhiêu lượt tải về hay bao nhiêu người đã nhấn vào bài viết đó mà không thể chắc chắn được liệu người đọc có thật sự đọc hay tiếp thu được hết nội dung của bài viết hay không. Còn với Interactive Content, dữ liệu được thu thập trong suốt quá trình người đọc tham gia tương tác với bài viết. Nhãn hàng có thể xác định được lượt xem, lượt click và tương tác với từng chất liệu nhỏ trong bài để tính toán các điểm thoát (exit points) hợp lý.
Interactive Content nâng cao khả năng người dùng để lại các nhận xét trong quá trình tương tác với bài viết. (Ảnh: SEJ)
Theo một Nghiên cứu của Scribblelive, 60% các công ty sử dụng Interactive Content có thể đánh giá độ hiệu quả truyền thông tốt hơn, trong khi tỷ lệ này chỉ là 25% đối với các công ty sử dụng những nội dung tĩnh. Hãy hình dung một công ty sử dụng bảng hỏi để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, mỗi câu trả lời thu được là cách để công ty hiểu khách hàng của mình hơn. Với cách này, công ty hoàn toàn có thể xác định được bao nhiêu khách hàng đã thật sự trả lời hết các câu hỏi, phần trăm câu trả lời nhận được cho từng câu hỏi… và những thông tin này có thể giúp công ty thu thập được những số liệu đáng giá về khách hàng, về thói quen của họ, điểm họ chưa hài lòng hay những nhu cầu của họ ra sao… để áp dụng vào những chiến lược trong tương lai.
4. Tối ưu hóa việc tạo danh sách khách hàng tiềm năng và tăng tỉ lệ chuyển đổi
Interactive Content là một công cụ tuyệt vời để đẩy mạnh doanh thu cho doanh nghiệp. (Ảnh: VietnamBiz)
Interactive Content không chỉ giúp tăng tương tác mà còn mang đến những lợi ích thực tế như tạo danh sách khách hàng tiềm năng, đẩy mạnh doanh thu cho doanh nghiệp.
Những nội dung sinh động, đẹp mắt cùng trải nghiệm thú vị của Interactive Content thường dễ khơi gợi được nhu cầu của người đọc. Cùng với đó, việc kéo dài sự tập trung của người đọc vào bài viết cũng làm tăng khả năng họ trở thành khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Có một vài cách doanh nghiệp có thể sử dụng để tối đa hóa việc chuyển đổi cũng như kiểm tra độ hiệu quả của việc sử dụng Interactive Content. Ví dụ như sử dụng thử 2 mẫu layout khác nhau của Landing Page để xem đâu là mẫu đem lại tỉ lệ chuyển đổi cao hơn. Bằng cách này, thương hiệu có thể vừa tạo ra trải nghiệm người dùng tốt hơn đồng thời tăng tính hiệu quả cho các nội dung marketing của mình.
Qua đó, ta có thể thấy rằng Interactive Content không chỉ mang lại lợi ích cho mảng Content Marketing nói riêng, mà còn có thể giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược marketing một cách rõ ràng và hiệu quả hơn.
Hãy cùng đón đọc những bài viết tiếp theo trong series về Interactive Content của Content Marketing Agency để xem thương hiệu có thể làm ra những dạng Interactive Content nào và đâu là những cách để làm được điều đó!
Writer: Giang Lê