Tiếp thị nội dung và 3 “nỗi ám ảnh” thường gặp của các B2B marketers

Viết bài Ronnie D 11:25 - 11/06/2021

Tiếp thị và sáng tạo nội dung là một trong những công việc được săn đón nhất hiện nay nhưng cũng là một thử thách lớn đối với các doanh nghiệp trong việc đo lường tỷ suất lợi nhuận để xây dựng hình ảnh cũng như mối quan hệ tốt với các khách hàng tiềm năng.


Nếu tiếp thị truyền thống là nói với thế giới rằng bạn là tuyệt vời nhất với những gì bạn đang làm, thì tiếp thị nội dung là cho thế giới thấy rằng bạn là sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Tiếp thị nội dung đi từ định nghĩa về việc lên ý tưởng truyền thông quảng cáo đến một yếu tố thiết yếu để phát triển và nổi bật đối với hầu hết mọi doanh nghiệp trong mọi ngành hiện nay. Nếu bạn đang tự hỏi “Liệu tiếp thị nội dung có thực sự cần thiết với doanh nghiệp của tôi không?” thì câu trả lời chắc chắn là “Có!”.

Tầm quan trọng của tiếp thị nội dung

1. Tạo sự gắn bó lâu dài với khách hàng

Nội dung sáng tạo và chất lượng là một tài sản quan trọng với một thương hiệu hay doanh nghiệp. Chúng có khả năng tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng tiềm năng của bạn và thu hút họ trở lại. Đó chính là tấm vé để bạn thu hút sự chú ý của khách hàng và liên tục củng cố ấn tượng tích cực về thương hiệu của mình.

2. Sức hút tốt hơn trên mạng xã hội 

Trong thời đại 4.0 hiện nay, khi mạng xã hội là một trong những nguồn thông tin chính của người tiêu dùng, việc tạo ra nội dung hợp thời là thiết yếu để tăng số lượng người theo dõi trên các trang mạng xã hội của bạn. Xây dựng hình ảnh và tạo độ phủ sóng trên mạng xã hội giúp thương hiệu chạm tới được những khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

3.  Tạo niềm tin với khách hàng 

Xây dựng nội dung cũng chính là xây dựng mối quan hệ với người tiêu dùng. Tiếp thị nội dung giúp bạn trả lời câu hỏi và tăng lượng tương tác với khách hàng. Khi bạn tạo ra giá trị mà không nhận lại bất cứ thứ gì, khách hàng sẽ có xu hướng tin tưởng vào đề xuất của bạn và từ đó giúp bạn nâng cao danh tiếng cho thương hiệu của mình. 

 4. Thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng hơn

Không chỉ xây dựng niềm tin và mối quan hệ lâu dài với khách hàng hiện tại, tiếp thị nội dung còn giúp các nhãn hàng tiếp cận được nhiều nhóm khách hàng tiềm năng hơn. Khi khách hàng bắt gặp được nội dung của bạn khi đang tìm kiếm gì đó nhất định, họ sẽ có nhiều khả năng mua hàng của bạn. Ngoài ra, CTA trong nội dung tiếp thị là một cách hiệu quả để dẫn những khách hàng tiềm năng đến với trang đích thương hiệu của bạn.

woman placing sticky notes on wall

Khó khăn trong việc phát triển nội dung tiếp thị

1. Đánh giá thấp những nội dung mang tính xây dựng hình ảnh và mối quan hệ với người tiêu dùng

Một trong những thách thức này là người viết không thấy giá trị trong việc tạo ra nội dung mà không có tác dụng chuyển đổi doanh số bán hàng ngay lập tức. Ví dụ như viết các bài blog hoặc tạo video “how-to” mà không có lời kêu gọi bán hàng hay quảng cáo trực tiếp. Nhiều người cho rằng sáng tạo và cho ra những nội dung như vậy là không có mục đích và lãng phí thời gian. 

2. Nguồn ngân sách

Ngân sách hạn chế là một thách thức khác mà các nhà tiếp thị phải đối mặt. Nhiều người nghĩ rằng cần rất nhiều tiền để tạo ra nội dung chất lượng cao và có sức ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, để tạo ra nội dung tốt không hề cần một nguồn ngân sách quá lớn bởi một bài báo hay một video thời lượng ngắn cũng đủ để xây dựng hình ảnh thương hiệu và tác động đến những khách hàng tiềm năng. 

3. ROI – Return On Investment

Phần lớn các doanh nghiệp cho rằng phần khó nhất của công việc tiếp thị nội dung là đo lường ROI. Hiểu được kết quả của quá trình tiếp thị là điều cần thiết để có thể chuyển đổi kết quả đó thành doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

black smartphone near person

Vậy làm thế nào để đo ROI chính xác nhất?

Đo lợi tức tổng thể sẽ không còn là nỗi ám ảnh của các doanh nghiệp với những giải pháp sau.

 1. Đo lượng tương tác qua email

Đo lường mức độ tương tác qua email là một phương pháp phổ biến vì việc theo dõi số mở, nhấp chuột, đăng ký hay hủy đăng ký email là rất dễ dàng đối với các doanh nghiệp ngày nay. Bằng cách này, bạn có thể xem được loại nội dung nào hiệu quả và loại nội dung nào không có tác động quá lớn đến những khách hàng tiềm năng.

2. Đo lượng tương tác trên mạng xã hội

Tương tác trên mạng xã hội được coi là chỉ số hàng đầu để đo lường ROI về tiếp thị nội dung. Đo lường mức độ tương tác trên mạng xã hội cho phép doanh nghiệp hay những nhà sáng tạo nội dung nắm bắt được xu hướng và những gì người dùng quan tâm. Bên cạnh trang website chính của mình, mạng xã hội là một phương tiện tuyệt vời để các nhãn hàng có thể chia sẻ nội dung như blog, video hay những bài phát thanh đến với những khách hàng tiềm năng. 

3. Đo số lượng người truy cập trên website

Theo dõi lượng truy cập trên trang web là một cách thông minh và dễ dàng để theo dõi lợi tức đầu tư tổng thể của hoạt động tiếp thị nội dung. Chiến lược tiếp thị nội dung của bạn, bao gồm chiến lược SEO hợp lý, có thể được xây dựng, thay đổi và chỉnh sửa dựa trên lượng truy cập hiện tại ở trang web. 

Copywriter vs. Content Writer: 7 Key Differences | Outlier Creative

Một số thông tin thú vị về ngành tiếp thị nội dung có thể bạn chưa biết

“Người viết nội dung thì là viết thôi, có gì khác nhau đâu, đúng không?” – đây chắc hẳn là câu hỏi quen thuộc mà các cây bút thường nhận được từ những người ngoài ngành hay những sinh viên đang tìm hiểu để bắt đầu sự nghiệp của mình. Viết lách là cốt lõi của nhiều công việc tiếp thị. Tuy nhiên, Copywriting và Content marketing, một trong những công việc viết lách dễ bị nhầm lẫn nhất, lại có những kỹ năng viết và mục tiêu khác nhau nhất định.

 

  Content Marketing Copywriting

Mục tiêu

 

 

✓Tập trung vào các thách thức và giải pháp sản phẩm đưa ra 

✓Xây dựng lòng tin và mối quan hệ với khách hàng 

✓Chú trọng hơn về giai đoạn khách hàng xem xét và đánh giá thương hiệu

✓Khiến người tiêu dùng nắm bắt được thông tin về sản phẩm một cách nhanh nhất 

✓Chú trọng nâng cao nhận thức thương hiệu

 

 

Kỹ năng

 

 

✓Kinh nghiệm chuyên sâu về thị trường dọc và biết mình đang nói về điều gì

 

 

Kỹ năng đa dạng về ngành và có khả năng cross-pollinate ý tưởng

 

 


Bài viết liên quan