6 hình thức affiliate marketing gia tăng tối đa hiệu quả bán hàng cho thương hiệu

Viết bài Nguyễn Thu Hà 11:34 - 13/11/2021

Nếu bạn đã từng nhấp vào đường link sản phẩm từ một trang web đánh giá hoặc sử dụng mã giảm giá từ podcast, bạn đã tương tác với chiến lược tiếp thị liên kết của nhãn hàng đó. Tiếp thị liên kết là phương thức marketing tận dụng các mối quan hệ đối tác giữa các công ty và người tạo nội dung, những người có ảnh hưởng, bloggers, các chủ kênh podcast và các trang web đánh giá sản phẩm.


Cách affiliate marketing tác động đến khách hàng mục tiêu

Affiliate marketing (Tiếp thị liên kết) được coi là một dạng marketing gián tiếp không nhất thiết phải sử dụng Internet, nhưng hình thức tiếp thị liên kết này vẫn được coi là một phần của chiến lược tiếp thị trực tuyến. Vậy đâu là cách hình thức này vận hành và tạo ra hiệu quả?

Nên kinh doanh online bằng Dropshipping hay Affiliate Marketing?

(nguồn: Google)

Bước 1: Thông qua những người sáng tạo nội dung

Content creator là gì? Tố chất cần có của một content creator thành công.

(nguồn: Google)

Người sáng tạo nội dung cung cấp liên kết đến các sản phẩm hoặc các mã giảm giá được đính kèm trong video, bản tin email, bài đăng blog hoặc bài báo của họ. Đây thường là các liên kết giới thiệu mà công ty thiết kế riêng để phù hợp với hình thức nội dung của các nhà sáng tạo nội dung đồng thời là các affiliate marketers cho nhãn hàng. 

Successful Content Creators Do These 4 Things in Content Business [Content  Entrepreneur Research]

Bước 2: Khách hàng nhấp vào các liên kết

Apa itu Content Creator? Peran & Kualifikasi yang Dibutuhkan

(nguồn: Google)

Khi khách hàng nhấp vào đường dẫn, họ sẽ truy cập vào trang web sản phẩm hoặc nhãn hàng. Công ty sẽ theo dõi dữ liệu nguồn của liên kết và liệu khách hàng có thực hiện hành vi mua hàng hay không.

Bước 3: Kết quả affiliate marketing được ghi nhận và thanh toán được thực hiện

Content Marketing - How To Be A Social Media Content Creator

(nguồn: Google)

Các affiliate marketers, những người sáng tạo nội dung được trả một khoản phí cố định cho mỗi nhấp chuột (PPC) trong khi số khác nhận được phần trăm doanh số bán hàng của sản phẩm liên kết, được gọi là hoa hồng doanh thu hoặc chi phí cho mỗi đơn hàng (CPA). Các giao dịch này thường phụ thuộc vào tỷ lệ chuyển đổi hoặc phần trăm số nhấp chuột mang lại doanh thu thực tế. 

 

6 hình thức affiliate marketing tối ưu chuyển đổi khách hàng thành doanh thu

Hình thức affiliate marketing đã phát triển rất nhanh chóng như một dạng quảng cáo trên nền tảng digital với chi phí thấp, các công ty không cần xây dựng bộ phận marketing nội bộ để triển khai hoạt động tiếp thị, nhưng vẫn đảm bảo sản phẩm được truyền thông trên đa nền tảng, đa dạng hình thức: video; podcast; bài viết blog, những bài đăng trên mạng xã hội.

16 Budget-Friendly Content Creator Tools

(nguồn: Google)

  1. Người có ảnh hưởng

Become a Better Content Creator with These 13 Tools - Lumen5 Learning Center

(nguồn: Google)

Người có ảnh hưởng (Influencers) là những cá nhân có lượng người theo dõi lớn trên mạng xã hội, những người nhận được hoa hồng hoặc chiết khấu cho mỗi sản phẩm được bán ra theo hình thức affiliate marketing. Thậm chí nhiều người là các micro influencers có nguồn thu nhập chính từ hoa hồng các nhãn hàng trả thông qua hình thức tiếp thị này. Affiliate marketing có thể được thể hiện ở nhiều hình thức: đánh giá sản phẩm; quy trình hướng dẫn hay chỉ đơn giản là ảnh chụp sản phẩm. Mỗi influencers thường có đối tượng độc giả nhất định, phù hợp với hình ảnh cá nhân mà họ xây dựng vì thế họ có những cách quảng cáo khác nhau cho từng loại sản phẩm. 

Các công ty thường tham gia vào việc phê duyệt các sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ được hiển thị trong nội dung của influencers. Do những lời phàn nàn từ người tiêu dùng cảm thấy bị lừa dối bởi những đánh giá mang tính chất hợp tác giữa nhãn hàng và người nổi tiếng nên nhiều nền tảng như Facebook, Youtube đã yêu cầu dán nhãn “quảng cáo” với những nội dung review đánh giá sản phẩm.

NINH TITO TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG INFLUENCERS XỊN SÒ CỦA VÒNG 1 HERE WE  GO 2019 | ninhtito.com

(nguồn: Kênh 14)

Ninh Titô – Food Blogger và food Influencer nổi tiếng nhất trong cộng đồng mạng với hơn 200k người theo dõi instagram @ninheating. Thêm vào đó, anh chàng còn có một kênh Youtube nhận được nút bạc với tổng 813k subscribes. Phát triển từ những bài viết, vlog review, giới thiệu các quán ăn nổi tiếng, nội dung mà Ninh chia sẻ giờ đây đa dạng từ du lịch, làm đẹp, kỹ năng sống và tất nhiên là ẩm thực – điều làm nên thương hiệu của Ninh. Hiện anh đã và đang hợp tác với các thương hiệu lớn như: GrabFood, Vivo… và vô số nhà hàng nổi ngành F&B tại khu vực Hà Nội, cũng như các Resort 5 sao.

Kết hợp influencer với affiliate marketing - Lợi ích nhân đôi cho nhãn hàng

(nguồn: Google)

Các youtuber đình đám như Giang Ơi, Trinhpham, An Phương chia sẻ nhiều nội dung hữu ích về cuộc sống thường ngày mùa dịch thông qua các kênh mạng xã hội của mình đồng thời hợp tác với các nhãn hàng đa dạng sản phẩm về thể thao, lifestyle, chăm sóc sức khỏe gia đình,… để giới thiệu, review và đánh giá sản phẩm cho độc giả và người tiêu dùng. Các influencers tuy độ nổi tiếng nhỏ hơn nhưng vì vậy mà họ gần gũi và có khả năng tác động đến ý kiến/ hành vi mua hàng dễ hơn, mức độ tương thích và tương tác với sản phẩm dịch vụ cũng tương đối tố. Với hình thức Affiliate marketing, Influencer phải tự cố gắng để có content chất lượng, đủ sức hấp dẫn để người xem click mua hàng. Càng nhiều người click mua, số tiền hoa hồng họ nhận được sẽ càng cao và cùng với đó fan của họ sẽ nhận được những mã giảm giá được customize riêng khi họ mua sản phẩm theo link được liên kết.

  1. Bloggers

Put Your Blogger Blog on Your Website

(Nguồn: Google)

Blog là nền tảng cung cấp nội dung bằng văn bản, thường mang tính thẩm mỹ hình ảnh cao, có thể bao gồm hoặc không video và ảnh. Khi những độc giả đọc nội dung trên trang blog và nhấp qua các trang web của nhà bán lẻ, blogger tạo được nguồn thu nhập thụ động. Các liên kết thường xuất hiện  trong các hướng dẫn, bài đánh giá hoặc danh sách sản phẩm được thể hiện dưới dạng một bài đăng blog. 

Các blogger sản xuất nội dung thường xuyên, chất lượng và duy trì một lượng lớn email người đăng ký, cho phép các nhãn hàng  liên kết hưởng lợi từ chiến lược tiếp thị qua danh sách email người đăng ký của họ.

Giang ơi - Adulthood of a weirdo - Lập dị thì vẫn phải lớn

(nguồn: giangoi.com)

Giang Ơi – một trong những influencers nổi tiếng nhất trên nền tảng Youtube với hơn 1,46 triệu người đăng ký và là một trong những gương mặt thường xuyên được các nhãn hàng “chọn mặt gửi vàng”. Những video của chị Giang về mọi vấn đề của cuộc sống, từ học tiếng Anh, chuyện yêu đương, làm đẹp, du học,… trên Youtube lúc nào cũng có lượt view cao ngất ngây.

Ngoài kênh Youtube, Giang Ơi cũng có một blog nhỏ nhỏ là giangoi.com với những bài viết về lifestyle, review sản phẩm, tâm sự cuộc sống  cũng thu hút một lượng lớn độc giả.

  1. Công cụ tìm kiếm

Don't Try To Outsmart Google. SEO For Dummies

(Nguồn: Google)

Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm phổ biến đến mức bạn có thể không nghĩ những kết quả xuất hiện đầu tiên của công cụ tìm kiếm (SERP – search engine results page) là quảng cáo liên kết. Các công ty thường trả tiền để các trang của họ xuất hiện gần đầu SERP. Thay vì (hoặc ngoài việc) trả tiền cho không gian cao cấp này, nhiều trang web thực hiện việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), một chiến lược tiếp thị nội dung tập trung vào việc sử dụng những từ khóa phổ biến dựa vào thuật toán hiển thị của các công cụ tìm kiếm để gia tăng khả năng hiển thị của trang web với độc giả. 

  1. Trang web đánh giá

Website Feedback Questions: Examples + How to Get It [2021] | Hotjar Blog

(Nguồn: Google)

Mặc dù việc đánh giá sản phẩm có thể là một phần trong chiến lược quảng cáo hợp tác với influencers hoặc blogger, một số trang web được thiết kế riêng dành cho việc review sản phẩm. Hợp tác với các trang web tìm kiếm, thử nghiệm và đánh giá các sản phẩm tốt nhất có thể là một chiến lược tuyệt vời cho cả nhãn hàng và người sở hữu trang web bở trang web có khả năng lưu trữ và công cụ hashtag giúp phân loại và tìm kiếm sản phẩm được tối ưu. 

Nồi cơm 15 triệu của Cuckoo: Nấu cơm ngon nức nở nhưng vẫn gây "bất mãn" ở  một điểm

(nguồn: Kênh 14)

Chuyên mục Xem Mua Luôn của kênh 14 – một trong những trang báo điện tử có lượt truy cập lớn đã được phát triển thành landing page riêng chuyên về giới thiệu, review đánh giá sản phẩm và các chương trình khuyến mại của các nhãn hàng lớn. Các box đánh giá, box vote, nút báo giá, nút recommend mua hàng,… được lồng ghép đúng chỗ và đúng lúc trong những nội dung review. Một khi thông tin trong bài đủ sức gây ấn tượng, độc giả sẽ có nhu cầu tìm hiểu thêm hay muốn chi tiêu cho sản phẩm, đó là lúc các tính năng kích thích mua hàng phát huy tác dụng dẫn họ đến nền tảng kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp.

  1. Liên kết văn bản

Những giới hạn trong sử dụng chatbot free trong kinh doanh

(Nguồn: Bizfly)

Nhắn tin có thể là một công cụ tiếp thị liên kết có giá trị và thường được các nhãn hàng sử dụng dưới hình thức chatbot, luồng tin nhắn trả lời tự động trên messenger. Tương tự như cách bạn đăng ký theo dõi blog nhận email quảng cáo, bạn có thể đăng ký nhận tin nhắn văn bản hoặc tin nhắn trên các trang mạng xã hội thông báo về việc ra mắt sản phẩm, giảm giá hoặc sự kiện của nhãn hàng.

  1. Trả cho mỗi “đầu sale” tiềm năng (lead)

Giới thiệu bạn bè nhận Gói quà “hót hòn họt" 600.000đ dành cho khách hàng  lần đầu giới thiệu MoMo

(nguồn: Google)

Các ví dụ trên đều liên quan đến một loại chiến lược tiếp thị liên kết trong đó các đơn vị liên kết được trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột hoặc mua hàng. Tuy nhiên, các đối tác cho chiến dịch tiếp thị liên kết không chỉ là influencer, blogger hay youtuber mà cũng có thể là chính khách hàng tiềm năng với mạng lưới bạn bè liên kết của họ. Với mỗi lượt giới thiệu sản phẩm cho người quen, họ sẽ nhận được phần tiền thưởng hoặc chiết khấu ưu đãi từ nhãn hàng. 

Những nội dung chỉn chu, toàn diện sẽ cho độc giả sự thấu hiểu và hình dung cụ thể về sản phẩm hay nhãn hàng. Với doanh nghiệp cần đẩy mạnh hoạt động tăng doanh số như chạy ưu đãi, khuyến mãi, affiliate marketing chính là một chiến lược tiếp thị phù hợp. 

Đâu là xu hướng PR E-commerce đang thịnh hành hiện nay?

Content Marketing Agency giới thiệu đến độc giả và các nhãn hàng gói giải pháp WeBuy – tận dụng loạt chương trình như ngày hội mua sắm, flash sale, sale sốc và thiết kế tuyến bài review định hướng người dùng, kích thích tâm lý “săn” hàng giá hời và dẫn dắt họ đến việc mua sắm. Chưa kể thông qua sản phẩm Box Flash Sale chèn ngay trong bài viết, thương hiệu sẽ gia tăng độ nhận diện và lượt traffic về website chính thức bởi những nội dung được đăng tải tại hệ thống kênh báo chí có độ phủ lớn, sở hữu lượng độc giả đông đảo như GenK, Kenh14, Afamily, Soha,…. Click để tìm hiểu ngay!

Bài viết liên quan