Ứng phó với đại dịch COVID-19 và hậu quả từ đại dịch sẽ là một trong những thách thức lớn nhất cho doanh nghiệp trong thời đại này. Với chiến lược marketing thông minh và hợp lý, các thương hiệu thế giới McDonald’s, IKEA, Ford,… đã nhanh chóng biến những thách thức trở thành cơ hội.
- Podcast – Tấm “phao an toàn” cho thương hiệu giữa đại dịch
- Bắt trend nhanh – 4 lý do vì sao doanh nghiệp chọn music marketing?
- 3 cách để thương hiệu kết nối với thị trường Việt Nam mùa Tết 2022
- Thay đổi trong xu hướng Black Friday: Những điều nhãn hàng cần biết cho mùa sale lớn nhất 2021
Nhiều thương hiệu không còn xa lạ với việc xử lý khủng hoảng trong kinh doanh, nhưng đặt trong bối cảnh COVID-19, với mức độ nghiêm trọng ở mức báo động – một điều chắc chắn chưa ai trong chúng ta từng trải qua, thì khó ai có thể bình tĩnh tự tin đứng ra giải quyết Bất kỳ một cuốn sách hay trang web hướng dẫn bí kíp ứng phó với khủng hoảng nào, dù nổi tiếng và hữu ích ra sao, cũng không hề đề cập đến phương án khi đối diện với một đại dịch quy mô toàn cầu như hiện nay. Ngay cả những nhà quảng cáo nhanh nhẹn, lâu năm, đã quá quen với việc phát triển chiến lược, cũng phải hoang mang đặt ra câu hỏi: “Làm sao chúng ta lại có thể rơi vào một giai đoạn chưa từng có này?”
Mặc dù câu trả lời cho câu hỏi đó sẽ khác nhau đối với mỗi thương hiệu, nhiều doanh nghiệp đã ứng phó với tình hình bằng những chiến dịch có ý nghĩa, nhằm cung cấp cho khách hàng của họ lý do để tin rằng họ có thể vượt qua được cuộc khủng hoảng này. Và dưới đây là ba cách phổ biến giúp tạo nên thành công của các nhãn hàng nổi tiếng như McDonald’s, IKEA,… trong đại dịch COVID-19 này.
1. Giải quyết mối quan tâm, lo ngại của khách hàng
Cottonelle
Với tốc độ bán hết hàng nhanh như chớp, một trong những nhà sản xuất giấy vệ sinh lớn nhất thế giới, Cottonelle đã đưa ra một thông điệp trực tiếp để giảm bớt mối lo ngại của người tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng mua hàng hoảng loạn đó. Thương hiệu đã kêu gọi mọi người “tích lũy sự hào phóng” và đồng thời khởi động chiến dịch có tê #ShareASquare, hợp tác với tổ chức từ thiện United Way có trụ sở tại Hoa Kỳ.
Thương hiệu đã cam kết 1 triệu đô la và một triệu cuộn giấy vệ sinh cho Quỹ Phục hồi và Ứng phó Cộng đồng COVID-19 của UWW. Và đối với những ai sử dụng hashtag #ShareASquare, thương hiệu sẽ tặng thêm $1 đến $100,000. Nhờ phương án này, Cottonelle không chỉ trấn an được người tiêu dùng, mà còn xây dựng và củng cố hình ảnh của nhãn hàng đối với các nhóm khách hàng tiềm năng.
McDonald’s
Để giải quyết trực tiếp mối quan tâm ngày càng cao của người tiêu dùng về việc bảo vệ sức khỏe của họ, McDonald’s tại Philippines đã đưa ra các biện pháp phòng ngừa mới. Ví dụ như kiểm tra nhiệt độ bắt buộc của nhân viên trước và sau khi tan ca.
Không chỉ vậy, bằng cách sử dụng video, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Kenneth Yang trực tiếp đứng ra đảm bảo rằng McDonald’s không ngần ngại huỷ bỏ bất cứ hoạt động nào của khách hàng hoặc thậm chí đóng cửa tạm thời nhà hàng để đảm bảo sức khoẻ và sự an toàn của cộng đồng.
2. Đưa ra giải pháp cụ thể hỗ trợ khách hàng
Ford
Là một thương hiệu đã tồn tại hơn một thế kỷ, Ford đã vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất định. Để thừa nhận tầm quan trọng của thời điểm hiện tại, Ford đã sử dụng quảng cáo của họ để truyền tải cách họ đối mặt với các cuộc khủng hoảng quy mô toàn cầu trong quá khứ – ví dụ như bằng cách chế tạo thiết bị quân sự trong Thế chiến thứ Hai, và cam kết chống lại Covid-19 bằng cách sản xuất thiết bị y tế trong tình trạng thiếu hụt.
Theo Andrew Georgescu, trưởng bộ phận tiếp thị nội dung của Ford, “Vì đây là thời điểm khó khăn và cần sự hỗ trợ hợp tác, Ford sẽ trợ giúp người tiêu dùng gặp khó khăn về tài chính thông qua các chương trình ưu đãi và hỗ trợ thanh toán thẻ tín dụng,…”.
Bằng cách thể hiện sự quan tâm đến khách hàng của mình, Ford đã thành công trong việc củng cố hình ảnh thương hiệu và duy trì được doanh thu ngay cả trong thời kỳ dịch bệnh khó khăn hiện nay.
3. Đưa mọi người “lại gần nhau” hơn
IKEA
Nhận thấy được tình trạng làm việc tại nhà đã dẫn đến căng thẳng và cô lập cho rất nhiều người, IKEA Tây Ba Nha đã thực hiện một chiến dịch quảng cáo thay đổi góc nhìn của mọi người về việc ở nhà. Ikea nhắc nhở khách hàng của mình về một thế giới nhỏ bé, yên bình và ổn định mà họ đã tạo ra trong chính ngôi nhà của mình, giữa những hỗn loạn và bộn bề cuộc sống ngoài cánh cửa kia.
Theo Laura Duran, giám đốc tiếp thị tại IKEA Tây Ba Nha, “#ImStayingHome (#TôiởNhà) là một phong trào được thực hiện ngay tại nhà của mọi người và chúng tôi muốn thể hiện sự tri ân nhỏ đối với những ngôi nhà đó. Chúng tôi muốn mọi người nhìn ngôi nhà của họ từ một góc nhìn khác và biến nó thành một nơi mà trong thời điểm hỗn loạn này, tất cả chúng ta có thể cùng nhau có những trải nghiệm mới.”
Là một tập đoàn bán lẻ đồ nội thất, IKEA đã thành công trong việc duy trì doanh thu và thay đổi góc nhìn của mọi người, với thông điệp rằng việc ở nhà sẽ không còn nhàm chán nữa khi mọi người chăm chút, làm mới và tạo những không gian sáng tạo khác nhau trong chính ngôi nhà của mình.