Hiểu rõ 3 sự thay đổi chính trong hành trình mua hàng của người tiêu dùng năm 2021 giúp nhãn hàng tăng doanh thu hiệu quả, thúc đẩy người tiêu dùng Việt Nam mua hàng lặp lại tại các sàn TMĐT.
- Podcast – Tấm “phao an toàn” cho thương hiệu giữa đại dịch
- Bắt trend nhanh – 4 lý do vì sao doanh nghiệp chọn music marketing?
- 3 cách để thương hiệu kết nối với thị trường Việt Nam mùa Tết 2022
- Thay đổi trong xu hướng Black Friday: Những điều nhãn hàng cần biết cho mùa sale lớn nhất 2021
Theo khảo sát của Deloitte về hành vi người tiêu dùng Việt Nam trong năm 2021, những sản phẩm được người tiêu dùng Việt Nam mua và tiêu dùng được chia thành 5 danh mục sản phẩm chính:
- Nhu yếu phẩm
- Sản phẩm định hình phong cách sống
- Hàng tiêu dùng giải trí
- Phúc lợi và tiết kiệm
- Đồ điện tử dân dụng
Mặc dù không thể khẳng định đại dịch Covid-19 đã khiến người dùng chuyển đổi toàn diện từ các kênh mua hàng truyền thống sang kênh mua hàng hiện đại, nhưng ở một số danh mục sản phẩm cụ thể, đã có một luồng chuyển dịch rõ nét từ thương mại truyền thống sang thương mại điện tử và các kênh mua trực tuyến. Chúng ta sẽ cùng khám phá những sự thay đổi đó thông qua 3 giai đoạn mua hàng của người tiêu dùng, và đâu là giải pháp các doanh nghiệp/ nhãn hàng cần để có thể thu hút người tiêu dùng và tăng doanh thu hiệu quả.
1. Giai đoạn trước khi mua hàng
Hàng hóa thiết yếu được ưu tiên, e-commerce big campaign (các đại hội mua sắm trực tuyến) trở thành mối quan tâm lớn đối với cả người tiêu dùng và nhãn hàng.
Sự thay đổi trong những dự định mua sắm của người tiêu dùng giữa bối cảnh đại dịch phản ánh trong sự dịch chuyển của các ưu tiên mua sắm sang các sản phẩm thiết yếu, giảm chi tiêu cho các sản phẩm tùy ý. Tuy nhiên, việc đóng bớt mô hình chợ và hạn chế số lượng người mua trực tiếp tại các siêu thị khiến người tiêu dùng tìm đến các lựa chọn thay thế để mua được những mặt hàng thiết yếu – các ứng dụng đi chợ online, các sàn TMĐT.
Đặc biệt đối với những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thuộc các danh mục sản phẩm khác như đồ điện tử, sản phẩm định hình phong cách sống,… hiện tại không thể triển khai bán hàng trực tiếp tại các thành phố lớn đang thực hiện giãn cách xã hội; cũng tích cực xây dựng “gian hàng” trên các sàn TMĐT. Đây cũng là nhóm sản phẩm chuyển dịch mạnh mẽ từ thương mại truyền thống sang thương mại điện tử.
Theo báo cáo của thị trường quảng cáo số 2021 của Adsota cho thấy lượng người dùng mới từ các nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam đã tăng trưởng hơn 41%, cao nhất khu vực Đông Nam Á. Báo cáo của Q&Me nửa đầu năm 2021, số lượng người Việt sử dụng các ứng dụng online shopping ít nhất 7 ngày trong tuần đã tăng từ 37% lên 61% tính đến cuối năm 2020.
Sự quan tâm của người Việt đối với các lễ hội mua sắm cuối năm tiếp tục được đẩy mạnh khi mà những ngày hội mua sắm “săn sale” (như 6/6, 7/7, 8/8, 9/9…) trở nên ngày càng quen thuộc. Trong năm 2020, mặc dù tình hình dịch COVID căng thẳng, sự hứng thú của người tiêu dùng với các ngày hội này vẫn tăng mạnh và sang năm 2021 trong bối cảnh giãn cách xã hội, việc ở nhà nhiều khiến người tiêu dùng thậm chí còn có xu hướng mua sắm trên các sàn TMĐT nhiều hơn.
Hoạt động phân phối gặp trở ngại do dịch bệnh nên nhiều thương hiệu đã tập trung vào việc kết nối trực tiếp với người tiêu dùng, và từ đấy tạo nên hành vi mua sắm mới. Theo báo cáo của Google Analytics, người tiêu dùng giờ đây có nhu cầu kết nối chân thật (authenticity) với thương hiệu, với các từ khoá như ‘Limited Edition’ (phiên bản giới hạn) tăng trưởng 27%, hay ‘Official’ (chính hãng) tăng 52% và ‘Genuine’ (chân thật) tăng 54%. Đặc biệt, theo khảo sát của Hubspot thì có hơn 80% khách hàng nói rằng: Họ sẽ có sự tin tưởng khi mua hàng hơn nếu được xem video sản phẩm, quy trình sản phẩm được làm ra như thế nào, các điểm nổi bật hoặc review thực tế sử dụng sản phẩm,…
Sự đa dạng và dễ dàng trong kết nối khiến người dùng tiếp cận nhiều lựa chọn, nhưng cũng trở nên khắt khe hơn. Tính chất uy tín và chính thống từ kênh báo chí vẫn chiếm được cảm tình từ độc giả. Họ sẵn sàng dành thời gian để nghiên cứu về vấn đề mình quan tâm nếu như cảm thấy đang đọc những thông tin có độ xác thực cao. Để nắm bắt xu hướng này, thương hiệu nên chú ý sản xuất các nội dung dạng review sản phẩm ở những định dạng khác nhau như video, mutex, các bài PR/ review trên các site báo để tăng khả năng người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm và tăng mức độ uy tín cho nhãn hàng trong giai đoạn người tiêu dùng đang cân nhắc mua hàng.
2. Giai đoạn mua hàng
Thương mại điện tử lên ngôi và sự cạnh tranh khốc liệt giữa các “ông lớn” trong ngành. Đâu là cách để sản phẩm của nhãn hàng trở nên nổi bật?
Có thể thấy từ đầu năm 2021 đến nay, mặc dù trải qua nhiều lần giãn cách xã hội, làm việc tại nhà tuy nhiên người dân tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM không bị giới hạn hoàn toàn, các mặt hàng nhu yếu phẩm và các kênh thương mại hiện đại như các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích vẫn được phép hoạt động. Tuy vậy một số lượng lớn người tiêu dùng vẫn chuyển sang mua sắm trên các sàn TMĐT như một phương thức mua hàng phù hợp và an toàn hơn đặc biệt là đối với các sản phẩm nằm trong danh mục: sản phẩm định hình phong cách sống và hàng tiêu dùng giải trí.
Theo báo cáo năm 2021 về người tiêu dùng của Deloitte, hơn 80% người được khảo sát biết đến hình thức thương mại điện tử và gần 60% trong số họ đã mua sắm trực tuyến ít nhất một lần trong 12 tháng qua.
Tại Việt Nam, hiện có nhiều sàn TMĐT lớn, nhỏ đang hoạt động, có những sàn chuyên mua bán đầy đủ các sản phẩm, nhưng cũng có những sàn lựa chọn “ngách” như chuyên về mỹ phẩm, chuyên nhu yếu phẩm hay chuyên trao đổi, mua bán sản phẩm cũ. Lazada, Shopee, Tiki, Sendo… được coi là 4 sàn mạnh nhất trong nước, tính về uy tín thương hiệu, mức độ hoạt động rầm rộ và các thương vụ gọi vốn “khủng”.
Tại webinar “Bùng nổ doanh số cuối năm với E-Commerce Campaign: Sẵn sàng cho một mùa bội thu”, chuyên gia phân tích chiến lược của Google Quân Nguyễn cho biết: ”Với mỗi mùa lễ hội mua sắm sẽ có một số ngành hàng nổi bật nhất, như ngày 9.9 thì các ngành Thể thao, Nhà & Cuộc sống, và Dụng cụ văn phòng sẽ tăng trưởng cao nhất. Chúng được gọi là Hero Category”. Biết được điều này sẽ giúp các nhà quảng cáo đưa ra chiến lược xúc tiến phù hợp cho từng mùa mua sắm. Trong nhiều ngành hàng thì khuyến mãi và quảng cáo trực tuyến với nội dung chuyển đổi tốt như unboxing, top list, KOC review,… vẫn là các đòn bẩy hiệu quả trong việc thúc đẩy doanh thu và kích thích người tiêu dùng mua hàng tại chỗ.
Những bài viết cung cấp những đánh giá cụ thể, chân thực cũng như phân tích mọi khía cạnh cần thiết về sản phẩm, dịch vụ, người dùng sẽ cảm thấy đang được tiếp cận những thông tin có ích, vì thế nhanh chóng phát sinh sự quan tâm đến sản phẩm, và tiếp đến là mong muốn mua hàng.
3. Sau khi mua hàng
Thúc đẩy mua hàng lặp lại, tạo ra vòng xoay khách hàng mới nhờ PR E-commerce và thiết kế hành trình trải nghiệm mua hàng tốt.
Kết quả khảo sát của Deloitte cũng cho thấy rằng việc tạo ra hành trình khách hàng chất lượng cao, từ đầu đến cuối quan trọng hơn: nhìn chung, những người tham gia khảo sát cho biết mức độ hài lòng với lần mua trước của họ (19%), sự thuận tiện và tốc độ giao hàng (17%), và trải nghiệm dịch vụ khách hàng dễ chịu (15%) là động lực chính để họ quyết định mua hàng nhiều lần. Lý tưởng nhất, trải nghiệm này cũng nên được củng cố với quy trình giao dịch suôn sẻ (15%), với quy trình và chính sách trả hàng/hoàn tiền rõ ràng.
Đối với việc thu hút những khách hàng mới trên các nền tảng thương mại điện tử lớn, nhãn hàng cần có những bài review, chiến lược quảng cáo phù hợp để khiến cho sản phẩm của mình nổi bật giữa hàng trăm các sản phẩm có cùng công dụng. Một khi thông tin trong bài quảng cáo đủ sức gây ấn tượng, độc giả sẽ có nhu cầu tìm hiểu thêm hay muốn chi tiêu cho sản phẩm đó ngay, đó là lúc các tính năng kích thích mua hàng của các công cụ PR e-commerce phát huy tác dụng dẫn khách hàng mục tiêu đến nền tảng kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp. Kết hợp hai yếu tố này, thương hiệu sẽ gia tăng độ nhận diện và uy tín đối với sản phẩm của mình và củng cố niềm tin đối với người tiêu dùng.
Từ những yếu tố kể trên, WeBuy sẽ là giải pháp truyền thông đủ sức đáp ứng nhiều nhu cầu của doanh nghiệp. Đầu tiên là khả năng hỗ trợ người tiêu dùng nắm bắt thông tin về sản phẩm. Những nội dung chỉn chu, toàn diện sẽ cho độc giả sự thấu hiểu và hình dung cụ thể về sản phẩm hay nhãn hàng. Với doanh nghiệp cần đẩy mạnh hoạt động tăng doanh số như chạy ưu đãi, khuyến mãi, WeBuy cũng là nền tảng phù hợp với đa dạng tuyến bài review định hướng người dùng, kích thích tâm lý “săn” hàng giá hời và dẫn dắt họ đến quyết định mua sắm, tạo ra doanh thu hiệu quả cho các nhãn hàng.
Tìm hiểu thêm về giải pháp WeBuy tại đây